Trẻ sơ sinh trợn mắt khi ngủ, những dấu hiệu có thể gặp khi trẻ ngủ
17319
post-template-default,single,single-post,postid-17319,single-format-standard,woocommerce-no-js,ajax_fade,page_not_loaded,,no_animation_on_touch,columns-4,qode-product-single-tabs-on-bottom,qode-child-theme-ver-1.0.0,qode-theme-ver-10.1.1,wpb-js-composer js-comp-ver-5.0.1,vc_responsive

Trẻ sơ sinh trợn mắt khi ngủ

tre mo mat khi ngu

Có thể bạn đã đọc rất nhiều sách về phương pháp: chế độ dinh dưỡng, các mốc phát triển, cách tắm cho trẻ sơ sinh…nhưng khi bé vừa chào đời bạn lại gặp những rắc rối kiểu như: bé liên tục phát ra tiếng kêu kỳ lạ, hình như mắt con bị lác, hình như bé bị thi thoảng bị co giật hay trơnj mắt khi ngủ,…. Đó có phải là dấu hiệu bệnh lý nào đó? Hãy cùng Vườn xanh LINA tìm hiểu về vấn đề này nhé.

tre mo mat khi ngu

1. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn mạnh, phát triển tris não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói, hoặc đi tiêu, đi tiểu. thời gian còn lại bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, mặt khác vif thois quen nhắm mắt như trong bụng mẹ Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM), điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh (REM) là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.

Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ một giấc dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.

Ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo là tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

2. Những dấu hiệu có thể gặp khi ngủ ở trẻ sơ sinh

  • Co giật khi ngủ ở trẻ: Ở trẻ em  hiện tượng co giật khi ngủ thường xảy ra vì vậy bố mẹ cần lưu ý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh có thể là một trong những lí do sau:
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình thai nghén. Theo đó, mẹ bầu không cung cấp đủ canxi sẽ kiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị hạ canxi máu. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bé bị co giật tay chân khi ngủ.
  • Thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ. bởi vì vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi trong máu. Vì thế đừng quên bổ sung đầy đủ để tăng đề kháng cho bé mẹ nhé.
  • Bên cạnh đó, do phản xạ moro kích thích đột ngột, có thể là tiếng ồn bên ngoài quá lớn, hoặc chạm mạnh vào cơ thể khi bé đang ngủ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khi ngủ trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu giật mình, khóc đêm hoặc ngủ ưỡn mình thì đó có thể là triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, bé sẽ khó chịu, khóc từng đợt khi dịch dạ dày trào lên. Và trào ngược dạ dày thực quản, bé sẽ có biểu hiện của viêm đường hô hấp kèm theo.

Với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng co giật ở trẻ sơ sinh khi ngủ nhưng dù lý do gì thì bố mẹ không được chủ quan . Nếu trường hợp trẻ sơ sinh tay chân run nhẹ nhưng khi bố mẹ dùng tay giữ lại mà hết run thì hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn 4 tháng tuổi. Ngược lại nếu trẻ bị co giật ngay khi cả giữ chân, tay thì bố mẹ nhanh tay đưa bé đến bệnh viện để tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tránh trường hợp nguy hiểm xảy ra.

Trợn mắt ở trẻ sơ sinh lúc ngủ có thể xem là hiện tượng bình thường bởi vì lúc bé đang ngủ sâu nếu có tiếng động hoặc ai đụng vào là muốn mở mắt ra nhìn nhưng do buồn ngủ thành ra trở nên trợn mắt. Vì vậy lúc bé ngủ các mẹ chú ý nhẹ nhàng tránh tiếng động hay ồn ào từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Với một số dấu hiệu và triệu chứng của trẻ sơ sinh khi ngủ ở trên sẽ giúp các mẹ phần nào hiểu hơn về nguyên nhân, biện pháp khắc phục để bảo vệ bé yêu của mình. Giúp bé trải qua các mốc phát triển của trẻ một cách an toàn và thuận lợi nhất. 

 

 

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết cùng chủ đề

ms Liên: tư vấn và đặt tinh dầu
fanpage LINA Nhắn tin facebook
Nhắn tin messenger tư vấn
tu van qua zalo Liên hệ Zalo
Trả lời thắc mắc trong 1p!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x