Giai đoạn trẻ sơ sinh tính từ lúc sinh ra cho tới khi tròn 1 tuổi. Trong suốt những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh bị ho, có đờm là dấu hiệu thường gặp do lúc này trẻ sơ sinh có sức đề kháng chưa cao. Nếu không điều trị dứt điểm, bé sẽ gặp phải những biến chứng đáng lo ngại.
Thế nhưng, cách điều trị lại không đơn giản như người lớn trưởng thành. Là bậc làm cha làm mẹ, mọi người đều sốt sắng đi tìm cách chữa trị nhưng lại quên một điều. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh ốm?
Hiểu rõ nguyên nhân không chỉ góp phần chữa dứt điểm cơn ho, mà còn là cách để cha mẹ đề phòng cho trẻ trước những xâm hại từ môi trường bên ngoài.
1. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho?
Có 2 nguyên nhân cơ bản gây ho thường gặp ở trẻ sơ sinh như sau.
1. Trẻ sơ sinh bị ho do đường hô hấp trên bị nhiễm khuẩn
– Vi khuẩn, virus là thủ phạm gây ra những cơn ho cho trẻ. Nhiễm khuẩn hô hấp trên khiến trẻ bị các bệnh như viêm họng, viêm mũi,viêm amidan,viêm thanh quản, viêm tai giữa hoặc cảm cúm.
– Các cơ quan tai, mũi, họng, xoang, thanh quản thuộc đường hô hấp trên. Các cơ quan này tiếp xúc thường xuyên với không khí và môi trường bên ngoài nên dễ bị viêm nhiễm.
– Nguyên nhân cảm lạnh gây ho là rất phổ biến. Dù thời tiết mùa đông hay mùa hè thì nguy cơ trẻ sơ sinh mắc cảm lạnh rất cao. Mồ hôi đổ nhiều có thể thấm ngược gây cảm lạnh ở trẻ hoặc để trẻ ở nhiệt độ điều hòa quá thấp. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông cũng phải cẩn thận. Trẻ dễ bị trúng gió dẫn tới tình trạng ho và sổ mũi do gió lạnh.
2. Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:
– Chính virus và vi khuẩn cũng là tác nhân gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
– Những bệnh lý thường gặp khi trẻ ho do nhiễm khuẩn hô hấp dưới là viêm phế quản, viêm phổi…
– Những trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị tấn công. Có những trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng bởi các yếu tố thời tiết, khói bụi từ môi trường, độ ẩm không khí trong phòng cũng có thể khiến trẻ ho, hắt hơi.
– Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới dẫn đến suy hô hấp nặng, thậm chí có thể gây tử vong.
– Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng. Cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.
2. Dấu hiệu và cách phân biệt các dạng ho ở trẻ sơ sinh.
a. Các dạng ho khác nhau của trẻ sơ sinh
Ho là một phản xạ tự nhiên. Ho là cách cơ thể loại bỏ các chất gây kích ứng, chất nhầy hoặc vật lạ trong cổ họng hoặc đường thở. Tuy nhiên, mỗi bệnh khác nhau sẽ cho cách ho không giống nhau.
Trẻ sơ sinh ho thở khò khè
Thở khò khè thường thấy o nhung tre bị bệnh hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng; hoac cac be co chung trào ngược dạ dày thực quản, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Trẻ sơ sinh bị ho khan
Cảm lạnh thông thường, ho gà và hen suyễn có thể la nguyen nhan khien trẻ sơ sinh bị ho khan. Nhung cơn ho khan xay ra voi tan suat nhieu vao ban dem
Trẻ sơ sinh bị ho ông ổng
Am thanh ho cua trẻ sơ sinh nghe như tiếng hải cẩu kêu hay tiếng chó sủa. Thường gặp phổ biến ở trẻ từ 6 tháng tuổi. Trẻ ít ho ban ngày nhưng lại ho nhiều vào ban đêm. Kem dấu hiệu la tiếng thở rít khi hít vào.
Nếu bé mới chỉ 3 tháng tuổi thì xem chi tiết bài viết: Trẻ 3 tháng tuổi bị ho – Nguyên nhân và cách chữa trị
b. Phân biệt giữa ho thường, ho gà và viêm phổi
Ngoài ra, cần thận trọng lưu ý vì trẻ sơ sinh bị ho có thể do mắc một số bệnh lý đường hô hấp khác. Ba mẹ cần phân biệt các dấu hiệu giữa ho thường, ho gà và viêm phổi. Để từ đó kịp thời phát hiện và sớm đưa ra các phương án điều trị kịp thời.
Ho thường
Ho thường sẽ có dịch nhầy. Ben canh do bé còn bị sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt và chán ăn. Ho thường do bị cảm lạnh, có thể kéo dài 1-2 tuần. Tuy vậy cảm lạnh là do virus gây nên. Vì thế cho bé uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì.
Ho gà
Cần hết sức thận trọng vì trẻ sơ sinh bị ho gà thường khó để nhận biết do không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào.
Viêm phổi
Trẻ sơ sinh nguy cơ chuyển từ cảm lạnh và các bệnh lý khác sang viêm phổi nhanh hơn người trưởng thành. Ba mẹ hãy để ý các biểu hiện sau
– Trẻ bú ít hoặc bỏ bú, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho thường kèm theo triệu chứng thở khò khè, chảy nước mũi và khó ngủ, hay lấy tay quẹt mũi, khó chịu không thích chơi đùa như thường ngày và có tình trạng người mệt mệt, nằm lã trên tay bố mẹ.
Mũi nghẹt khiến bé khó thở và phải thở bằng miệng nên môi, họng trẻ khô rát gây khó chiu khiến trẻ khóc quấy, đặc biệt là vào ban đêm, trẻ không ngủ ngon giấc mà hay khóc quấy vì khó thở do nghẹt mũi nên bố mẹ theo dõi thường xuyên.
– Nhiệt độ cơ thể trên 37 độ.
– Trẻ thở khó, nhanh hơn ngày thường. Trẻ có thể bị thêm triệu chứng đó là nôn trớ, đôi khi trẻ thường kho khàm khi chất nhày từ mũi chảy xuống họng gây vướng tạo cho bé khó chịu và ho dai dẳng không dứt
– Khi bệnh trở nặng, trẻ sẽ có những dấu hiệu như hạ thân nhiệt, ngủ li bì, người lờ đờ, chướng bụng, ăn gì nôn đấy, tím tái, co thắt lồng ngực…
Ngoài ra, các mẹ có thể đếm nhịp thở của bé theo độ tuổi:
– Trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổi có nhịp thở trên 60 lần/ 1 phút.
– Trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi có nhịp thở trên 50 lần/ 1 phút.
Từ các bệnh lý kèm dấu hiệu nhận biết như trên. Các mẹ sẽ rất dễ bắt bệnh khi thấy con mình có những dấu hiệu ho đáng lo ngại. Nhưng làm cách nào để điều trị đúng cách thì không phải ba mẹ nào cũng rõ.
Có cách nào làm giảm cơn ho cho trẻ sơ sinh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Đừng bỏ lỡ phần tiếp theo nhé!
3. Làm thế nào để trị ho cho trẻ sơ sinh
Cùng xem xem chuyên gia nói gì về các phương pháp điều trị ho ở trẻ sơ sinh.
a. Trẻ sơ sinh bị ho nên ăn gì?
Trong những giai đoạn đầu đời, từ 0 tới 6 tháng tuổi. Nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa. Quá trình ăn dặm bắt đầu khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Đôi khi, nhiều mẹ bỉm cho bé ăn dặm khi 4 – 5 tháng. Nhưng nhìn chung, từ 6 tháng trở xuống, trẻ không nên ăn các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá, hải sản,…
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là trẻ không được ăn hay uống gì ngoài sữa? Vậy làm cách nào để điều trị cơn ho của bé sơ sinh?
Như đã nói ở trên, thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa. Nguồn sữa này được cung cấp từ cơ thể mẹ. Việc trẻ bú sữa mẹ và hấp thụ dinh dưỡng từ đây sẽ là phương thức hiệu quả giúp trẻ sớm khỏi bệnh. Vậy nên, việc mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bệnh tình của con.
b. Mẹ nên ăn gì để con khỏi bệnh?
Nhiều người quan niệm mẹ nên kiêng ăn tôm, cá, thịt gà… vì khiến con lâu khỏi ho là không đúng. Mẹ bỉm có chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mau khỏi bệnh hơn. Nguồn thực phẩm hiện nay rất phong phú. Mẹ nên chú trọng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ưu tiên thực phẩm organic, chuẩn VIETGAP để nguồn sữa con tiếp nhận không chỉ bổ mà còn sạch. Vậy loại thực phẩm nào cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhất trong thời kỳ cho con bú? Hãy tham khảo những gợi ý bên dưới:
– Thịt gà
Thịt gà giàu protein, canxi và kẽm. Thực phẩm này tốt cho sức khỏe của cả mẹ và nguồn sữa cung cấp cho con.
– Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng mà mẹ cần ăn để giúp bé mau khỏe. Nó chứa chất đạm dễ hấp thu, giàu các vitamin thiết yếu như B12, B6 và các khoáng chất kali, kẽm, magie, sắt…
– Cá
Cá cũng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ cần bổ sung. Nhưng không phải loại cá nào cũng nằm trong danh sách nên ăn. Mẹ cho bé bú cần bỏ qua những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kình, cá thu, cá ngừ đại dương, cá hồi ăn sống,…
– Một số loại trái cây
Đu đủ giàu vitamin cần thiết cho bé như A, C, B1, B3, K và khoáng chất như canxi, magie…Ngoài ra, lượng vitamin C trong đu đủ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Nhất là bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn và virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bên cạnh đu đủ, chuối cũng là loại trái cây giàu protein, vitamin và chứa các khoáng chất như canxi, kẽm, magie, sắt,…Mẹ hãy bổ sung các loại trái cây này cho bé mau khỏe nhé!
c. Mẹ cần kiêng gì để bé bú hết ho?
Sự thật là một số loại thức ăn và nước uống có thể truyền qua sữa mẹ và ảnh hưởng tới trẻ. Vì thế, tốt nhất, để bé bú hết ho mẹ nên hạn chế các thực phẩm sau:
– Chất kích thích như rượu, cà phê,…
Theo các chuyên gia sức khỏe, các bà mẹ cho con bú không nên uống các loại chất lỏng kích thích, đơn cử là rượu. Đồ uống này hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể. Các độc tố của cồn trong rượu truyền vào máu, qua sữa. Bé không những không hết ho mà còn gây hại cho bé trước mắt cũng như sức khỏe lâu dài.
Do bé sơ sinh chưa có khả năng chuyển hóa đầy đủ để lọc bỏ chất cồn. Điều này tương tự với cà phê, cocktail,…
– Đồ quá nhiều gia vị
Các món quá cay, chua, nhiều dầu mỡ…không có tác dụng hiệu quả làm tiêu giảm triệu chứng ho của trẻ sơ sinh. Tốt hơn hết, mẹ hãy hạn chế nạp những loại thực phẩm này trong thời gian cho con bú.
– Đồ ăn gây dị ứng
Có những thực phẩm dễ gây dị ứng gồm sữa bò, trứng, hạt và đậu phộng…mà mẹ không thể biết bé yêu sẽ bị dị ứng. Trường hợp bé mẫn cảm với những thành phần này sẽ có dấu hiệu cảnh báo gồm: Nôn,quấy khóc, sưng hay mẩn ngứa trên da, bé thở khó. Làm tình trạng ho thêm tồi tệ hơn. Khi trẻ sơ sinh gặp những dấu hiệu dị ứng trên, mẹ cần nhanh chóng liên hệ đến bác sĩ.
– Trái cây và rau quả sinh khí
Một số bé sơ sinh khá nhạy cảm với các loại rau trái sinh khí như ngô, dưa chuột, cải bắp, cà chua, nước cam quýt…Sau khi mẹ ăn những loại thức ăn này, hãy theo dõi xem bé có biểu hiện gì bất thường không.
d. Trẻ sơ sinh bị ho nên kiêng gì?
Kiêng cữ cho trẻ sơ sinh khi bị ho là điều cần thiết. Môi trường sống có vai trò quan trọng nên hãy tạo một không gian thoáng đãng. Cần loại bỏ tác nhân kích thích như: khói bụi, thời tiết lạnh, phấn hoa,…
Không dùng mật ong trị ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Ngậm mật ong là bài thuốc dân gian trị những cơn ho hiệu quả nhưng không phù hợp với trẻ sơ sinh. Ba mẹ hãy ghi nhớ điều này!
Trẻ sơ sinh bị ho có nên uống thuốc hay không là câu hỏi mà không chỉ riêng các mẹ, chính tôi cũng từng thắc mắc vấn đề này.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khi bị ho, người thân không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị. Đặc biệt là thuốc kháng sinh.Tùy ý dùng thuốc không đúng cách có thể khiến trẻ bị sốc. Không trị hết bệnh đôi khi còn ảnh hưởng tới tính mạng.
Thay vào đó nên ưu tiên các biện pháp điều trị giảm ho không dùng thuốc. Chỉ khi các phương pháp này không hiệu quả mới đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhi.
4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho
Cuối cùng, ba mẹ cần ghi nhớ đa số các nguyên nhân gây ho cho trẻ là do virus. Do vậy, điều trị cơn ho cho trẻ không cần phải dùng tới thuốc.
Nếu mẹ thấy bé ho kèm các triệu chứng như sốt, bỏ ăn, thở khó, khò khè, quấy khóc…thì cần đưa đi khám kịp thời. Nhưng nếu con ho mà không sốt, vẫn bú, chơi bình thường, bạn có thể sử dụng nhiều biện pháp an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao cho trẻ sơ sinh như sau:
Dầu tràm chữa ho trẻ sơ sinh
Dùng dầu tràm trị ho cho trẻ là phương pháp hữu hiệu được truyền từ bao đời nay. Thường xuyên xoa dầu tràm giữ ấm cơ thể bé nhất là cổ, thóp, lòng 2 bàn tay chân kể cả ở nhà hay đi ra ngoài. Mẹ cũng có thể xông phòng diệt khuẩn bằng cách khuếch tán tinh dầu tràm tạo môi trường sống thông thoáng, hạn chế virus gây bệnh ho cho bé. Mùi hương của dầu tràm giúp trẻ dễ thở, dễ ngủ vừa giảm cơn ho.
Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt và an toàn nhất dành cho trẻ. Không những thế, sữa mẹ còn là một loại thuốc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi lại với các căn bệnh thường gặp ở trẻ. Vậy nên, khi bé bị ho, nghẹt mũi, mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ để giúp trẻ bổ sung, tăng cường chất lỏng vào cơ thể, loãng đờm hạn chế vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào phổi bé. Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi hãy hạn chế cho uống nước mẹ nhé!
Nâng cao đầu trẻ khi nằm
Sau khi bú mẹ khoan cho bé nằm ngay vì dễ gây trào ngược dạ dày thực quản, trẻ khó thở và dễ ho nhiều hơn. Ba mẹ nên kê gối cao hoặc thêm 1 chiếc khăn để nâng đầu bé cao hơn. Động tác này giúp trẻ dễ thở, hạn chế trào ngược dạ dày và giảm cơn ho.
Làm sạch mũi cho trẻ sơ sinh bị ho
Dấu hiệu của ho thường kèm tiết dịch mũi, gây nghẹt mũi khiến bé trẻ sơ sinh khó thở. Mẹ nên chủ động làm sạch mũi cho bé. Có thể thực hiện bằng cách nhỏ nước muối sinh lí vào mũi, hút dịch mũi cho trẻ bằng dụng cụ hỗ trợ.
Sử dụng nước muối sinh lý
Nước muối trong trường hợp này rất phù hợp với các bé là trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho. Đây là một biện pháp an toàn nhất giúp chữa ngạt mũi, bố mẹ không phải lo đến kích ứng hay tác dụng phu như dùng thuốc. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên gia thì mẹ nên chọn nước muối sinh lý NaCl 0,9% có bạn tại các quầy thuốc để rửa mũi cho bé.
Cách dùng như sau: Mỗi ngày mẹ chỉ cần nhỏ một lần, mỗi lần chỉ cần nhỏ 1 bên mũi một giọt. Sau đó dùng tay masage nhẹ nhàng hai bên mũi cho bé. Cách này sẽ giúp diệt và kháng khuẩn làm giảm hiện tượng ho và nghẹt mũi ở trẻ.
Tắm nước ấm cho bé
Hơi nước cũng là một trong những liệu pháp tốt để khắc phục chứng ho và nghẹt mũi của trẻ sơ sinh. Khi tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp đờm và dịch nhầy trong mũi bé được làm loãng giúp mũi thông thoáng hơn.
Sử dụng ném
Khi bé có tình trạng nghẹt mũi, ho, bố mẹ nên giã ném lấy nước cho trẻ uống vào buổi sáng để tăng cường đề kháng và chống tình trạng ho của trẻ. Ném là bài thuốc cần thiết cho trẻ sơ sinh trong việc điều trị nghẹt mũi, ho, cảm lạnh ở trẻ.
5. Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh
Nếu như bình thường, để điều trị dứt điểm cơn ho, chúng ta sẽ dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị mua tùy ý tại tiệm thuốc tây.
Nhưng tuyệt đối, không tùy tiện cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Thực tế cho thấy rằng, thuốc kháng sinh nói chung, và trị ho có đờm nói riêng, không nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Sở dĩ đã có nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Khổ một nỗi, nếu để tình trạng có có đờm kéo dài không khỏi rất dễ tạo thành ổ khuẩn. Từ đó làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm. Nặng hơn có thể gây viêm phổi.
Tưởng chừng như cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng thực ra, hô biến cơn ho dai dẳng bằng những bài thuốc dân gian lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp trị ho bên dưới để kịp thời cập nhật cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách.
a. Quất, mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy
Những trái quất bé nhỏ được mua dễ dàng tại chợ lại là phương pháp hữu hiệu để trị ho cho trẻ. Đã được truyền qua bao thế hệ. Cách chữa họ này được tin dùng thế là vì trong quất có chứa nhiều chất pectin, tinh dầu và vitamin có tác dụng long đờm, chống viêm, giảm ho. Và cách làm cũng vô cùng đơn giản, mẹ nào cũng có thể làm được.
Chuẩn bị: 2-3 quất xanh, đường phèn (mẹ có thể thay bằng mật ong, lá húng chanh nếu không có đường phèn )
Cách Thực hiện:
- Cách 1: Hấp quất với đường phèn/ mật ong
Sau khi rửa sạch quất, mẹ cắt ngang không bỏ hạt (mẹ nên giữ nguyên hạt nhé vì hạt có tác dụng tiêu đờm rất tốt). Cho vào 1 cái chén nhỏ, đổ 1 muỗng mật ong hoặc 1 – 2 viên đường phèn nhỏ / Đổ nước sấp sấp vào nồi, sau đó hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội là có thể dùng được. Mẹ có thể cho bé uống 3 – 4 lần trong ngày để có hiệu quả.
- Cách 2: Hấp quất với lá húng chanh, đường phèn/ mật ong
Lấy một vài lá húng chanh, 1 – 2 quất đem đi rửa sạch, rồi nghiền nát. Tiến hành hấp cách thủy với đường phèn/ mật ong trong thời gian khoảng 20 phút rồi để nguội. Cho trẻ uống ngày 2 lần tới khi khỏi ho có đờm
Bài thuốc quất hấp với đường phèn/ mật ong không chỉ có hiệu quả với trẻ sơ sinh ho có đờm. Mà còn được sử dụng như một bài thuốc chữa viêm họng rất hiệu quả cho mọi lứa tuổi.
b. Lá húng chanh, mật ong hấp cách thủy
Lá húng chanh là một loại rau thơm phổ biến. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu có lợi, thành phần trị ho cavaron; vị hơi chua, có tính ấm, thơm mùi chanh. Để phát huy hết công dụng của lá húng chanh trị ho cho trẻ, mẹ hãy thực hiện như sau:
– Rửa sạch lá húng chanh. Dùng dao/ kéo sạch thái nhỏ trộn với mật ong hoặc đường phèn sau đó hấp cách thủy. Mẹ cho bé uống hỗn hợp này 2 – 3 lần/ ngày tới khi bé khỏi ho hoàn toàn.
c. Lê hấp đường phèn/ mật ong
Lê và mật ong hay đường phèn đều sở hữu vị ngọt tự nhiên, rất dễ cho trẻ uống mà không sợ trẻ khó chịu. Bên cạnh việc chữa trị những cơn ho có đờm cho trẻ sơ sinh, bài thuốc dân gian này còn tuyệt đối an toàn cho phụ nữ đang mang thai nhưng lại không dám uống thuốc trị ho.
Bên cạnh hiệu quả giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, lê kết hợp với mật ong hoặc đường phèn còn có thể làm giảm sự sưng đỏ bên trong cổ họng. Giúp trẻ bớt khó chịu, quấy khóc.
Chuẩn bị nguyên liệu: mật ong/ đường phèn, 1 quả lê
Thực hiện:
- Rửa lê sạch, gọt vỏ, cắt lê thành khối vuông nhỏ
- Đem toàn bộ lê vừa cắt vào 1 cái chén, đổ khoảng 3 thìa mật ong hoặc 3 – 4 viên đường phèn kích thước nhỏ rồi đun lửa nhỏ, hấp cách thủy khoảng 30 phút
- Sau khi nguội, chỉ lấy nước cốt cho bé dùng, không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng ăn trái lê
- Sử dụng ngày 1 đến 2 lần, mỗi lần 5ml
6. Những trường hợp cần cho trẻ đi khám khi ho kéo dài
1. Những trường hợp cần đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức
Dưới đây là một số triệu chứng cần đưa bé đi viện ngay lập tức:
- Bé ho trong thời gian kéo dài, kèm theo ngủ li bì và khó đánh thức
- Trẻ bị co giật, khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường
- Hơi thở của trẻ có tiếng rít hoặc ho ra máu
- Ho kéo dàu và kèm theo sốt cao li bì
- Bé ho khạc ra đờm đặc, màu xanh – vàng và có mùi hôi khó chịu
2. Những trường hợp nên đưa bé đi khám sớm
Nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên sắp xếp thời gian đưa bé đi khám:
- Cơn ho kéo dài từ 10 – 14 ngày nhưng không có dấu hiệu tốt lên
- Trẻ bị ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều (có thể là dấu hiệu bệnh lao)
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho nhiều
- Ho kéo dài không dứt
- Thở khò khèn, thở nhanh và gấp
- Trẻ khó ăn, khó bú, khó nuốt.
7. Cách hữu hiệu phòng tránh trẻ sơ sinh ho
Cuối cùng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ngay khi trở thành những bậc phụ huynh thông thái, ba mẹ cần nắm rõ những cách phòng tránh bệnh cho con của mình. Cuộc chiến chữa bệnh cho bé, nhất là giai đoạn sơ sinh, thật sự rất vất vả. Nên để hạn chế những cơn đau của trẻ, ba mẹ cần chủ động phòng ngừa trước nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn gây ho. Chủ động phòng bệnh như thế nào?
- Cho trẻ bú sữa mẹ từ khi lọt lòng
Nếu mẹ đủ sữa, nên cho bé bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Cách nhanh nhất để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Trường hợp mẹ không đủ sữa, mẹ vẫn có thể sử dụng sữa ngoài. Lưu ý sử dụng sữa chính hãng, nếu là sữa ngoại cần nhập khẩu chính xác, bill tax đầy đủ.
- Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người
Trong những tháng đầu còn non nớt, bé nên hạn chế đến chỗ đông người như công viên, trung tâm mua sắm…Ở đây được xem là hội tủ đủ mầm mống gây bệnh, rất dễ lây bệnh từ những người xung quanh.
- Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ
Để hoàn thiện bộ máy đề kháng, không có gì công hiệu bằng vaccine. Tiêm phòng đầy đủ là cách nhanh nhất để bảo vệ cho trẻ. Tạo màng bọc vững chắc ngăn chặn dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm. Đồng thời, tránh để trẻ bị những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc đời sau này.
- Chăm sóc kỹ hơn vào thời điểm giao mùa
Sự chuyển giao thời tiết, công thêm sức đề kháng thấp nên trẻ sẽ rất dễ bị ho có đờm. Vậy nên trong những giai đoạn giao mùa, cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của bé hơn, có thể thực hiện một số cách như thường xuyên giữ ấm đầu, tay, chân cho trẻ, thoa tinh dầu tràm Huế.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ
Biện pháp này rất đơn giản và cần được duy trì để hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp. Hơn nữa còn ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh. Thường xuyên rửa mũi, đánh răng cho trẻ bằng kem đánh răng chuyên dùng, đặc biệt là trong giai đoạn tập bò, tập đi. Khi mà mọi thứ với trẻ rất mới lạ, khó tránh khỏi bỏ tay, đồ vật vào miệng.
- Tạo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ
Chính bụi bẩn độc hại chứa nhiều vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh ho có đờm. Vậy nên, ngay từ bây giờ, ba mẹ mẹ hãy vệ sinh, lau chùi những món đồ bé hay sử dụng và tiếp xúc. Hút bụi trong phòng, tránh ẩm mốc. Nếu trong nhà có người ho, cảm thì nên cách ly với trẻ, không bồng bế, ôm hôn hay ngủ chung.
Nếu đã áp dụng hết tất cả những cách trên mà vẫn không giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho lành bệnh thì phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả nhất tránh tình trạng lâu ngày sẽ nặng thêm.
Chào các bạn, Mình là người sáng lập lên website vườn xanh Lina
Được người anh trai trong ngành Công nghệ sinh học truyền đam mê về chiết suất tinh dầu mình đã tạo nên website này với mục đích mang cho đọc giả hiểu biết hơn về tinh dầu công dụng và cách sử dụng nó. Bên cạnh đó tạo thêm những kiến thức bổ ích do chính mình đã trải nghiệm quan sát và học được giúp gia đình bạn thư giãn sống trọn vẹn hơn.