Mục lục bài viết
Thứ nhất, tinh dầu là gì? |
Tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây; thân cây; hoa; vỏ cây; rễ cây; hoặc những bộ phận khác của thực vật.
Phương pháp khác để tách chiết tinh dầu là tách chiết dung môi.
Ngoài ra, tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng tinh khiết tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 – 100 lần các loại dược thảo sấy khô. Hầu hết các loại tinh dầu đều trong và có màu vàng. Tinh dầu theo dòng lịch sử cũng từng được sử dụng trong lĩnh vực y học.
Người Ai Cập cổ đã rất thông minh trong việc sử dụng phương pháp ngân chiết để chiết ra tinh dầu từ thực vật. Người Ai Cập cổ đã sử dụng hương liệu để ướp xác bảo quản cơ thể. Sau đó họ dùng dầu thơm để xoa bóp cơ thể.
Người La Mã sử dụng tinh dầu xoa bóp, đáp ứng đời sống bằng kiến thức y khoa cổ mà người Hy Lạp ghi chép lại.
Nguời Trung Hoa cổ thì sử dụng hương liệu hoặc đốt gỗ thơm để tiến hành tín ngưỡng và xông phòng thơm cho các cung tẩm hoặc giới thượng lưu.
Cũng từ đó, tinh dầu được mệnh danh là báu vật thiên nhiên với màu sắc trong suốt là thần dược trong trị liệu về những bệnh đường hô hấp và làm đẹp.
Từ đó suy ra, tinh dầu tràm cũng là một loại chất lỏng chứa các hợp chất được ép từ các bộ phận của cây, ở đây tinh dầu tràm sẽ được chiết xuất từ lá của cây và cũng có màu vàng. Chính vì vậy mà công dụng của tinh dầu tràm nhiều vô vàng, nhưng sử dụng cho trẻ nhỏ và sơ sinh chính là công dụng quan trọng của tinh dầu tràm
Tác dụng của tinh dầu |
Mỗi loại tinh dầu khác nhau sẽ có nhiều tác dụng khác nhau:
– Tinh dầu bưởi
Tác dụng của tinh dầu bưởi giúp thư giãn giảm stress, giảm béo, cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho da, dùng để trị các chứng đau đầu do phong, viêm khớp; chống viêm, có tác dụng giải rượu và làm tóc mọc nhanh. giải cảm Làm giảm cholesterol, Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, Phòng chống ung thư.
ĐỪNG BỎ LỠ: Top các loại tinh dầu giúp bạn giảm căng thẳng stress trong công việc, cuộc sống yên lành trong giấc ngủ sâu
– Tinh dầu oải hương
Tinh dầu trị mụn hiệu quả, có khả năng giảm bớt chứng bội nhiễm, dị ứng, vảy nến, vết thâm tím, cháy năng, hen suyễn, viêm phế quản, chứng đau nửa đầu và đau cả đầu, nửa đầu, chứng mất ngủ.
– Tinh dầu sả
Có tác dụng sát khuẩn trong bệnh viện, tẩy uế nơi ô nhiễm, làm thuốc kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng. Ngoài ra, tác dụng của tinh dầu sả chanh hay sả đơn thuần còn dùng để đuổi muỗi, làm nước hoa, xà-phòng thơm và dầu gội đầu.
– Tinh dầu ngũ sắc:
Trị xoang, viêm mũi, dịch mủ từ mũi. Chấm dứt tình trạng hắt xì hơi, nghẹt mũi sau vài lần sử dụng. Kháng khuẩn, kháng viêm, khô niêm mạc mũi
– Tinh dầu hồi
Tinh dầu hồi rất tốt cho hệ hô hấp với thành phần có khả năng chống khuẩn. Tác dụng của tinh dầu hồi đối với sức khỏe phải kể đến như nó giúp bảo vệ đường hô hấp, phòng chống các vấn đề hô hấp hiệu quả, tinh dầu hồi còn hỗ trợ điều trị những vấn đề về hen suyễn, ho gió, ho khan.
– Tinh dầu bạc hà
Công dụng tinh dầu bạc hà phải kể đến là đuổi chuột hiệu quả, xông phòng khử mùi hôi phòng hiệu quả, chăm sóc da, sức khỏe răng miệng
– Tinh dầu gừng
Mùi hương đặc biệc có tác dụng tán hàn, kích thích tiêu hóa và chữa nhiều bệnh long đờm, phong hàn. Tìm hiểu thêm tinh dầu gừng có tác dụng gì tại đây.
Tuy nhiên nhắc đến loại tinh đầu chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thế bỏ qua mội loại tinh dầu đó là dầu tràm.
Tinh dầu tràm ở Việt Nam được các mẹ bỉm sữa ưu chuộng sử dụng cho các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên xem bài viết giải đáp: dầu tràm loại nào tốt?
Dầu tràm có các tính năng vượt trội như tính sát trùng, giữ ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa, đặc biệt là có công dụng rõ rệt trong việc chữa ho, long đờm, dùng làm thuốc cao để xoa bóp, chữa đau nhức, cảm mạo, tiêu đờm, chứng tê thấp. |
Xem thêm: Công dụng của tất cả loại tinh dầu
Cẩn thận với tinh dầu không nguyên chất |
Tinh dầu không nguyên chất hay còn biết đến với tên “tinh dầu giả”, là loại tinh dầu có pha tạp nhiều chất hóa học khác. Không còn 100% tinh chất.
Hoặc tinh dầu kém chất lượng do trong quá trình chiết xuất đã không đảm bảo chất lượng từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến phương pháp chiết xuất, cách thức bảo quản. Toàn bộ quá trình ấy trở thành nguyên nhần làm tinh dầu sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.
Để làm ra tinh dầu giả, không nguyên chất, vì lợi nhuận, người sản xuất sẽ mua tinh dầu hương liệu tổng hợp thường được bán sỉ, tính theo lít, đựng trong can nhựa. Mỗi can chỉ có tờ giấy ghi tên mùi, không rõ đến từ đâu, thành phần như thế nào. Càng không có hướng dẫn sử dụng. Giá mỗi lít dao động từ 250.000 – 600.000 đồng/lít. Những tư thương mua về rồi chiết sang các lọ thuỷ tinh nhỏ dạng 5ml, 10ml hay 30ml rồi bán lẻ ra thị trường với giá từ 20.000 – 50.000 đồng/lọ.
Đánh vào tâm lý thích dùng đồ rẻ, người bán dùng nhiều lời lẽ hoa mỹ, quảng cáo sản phẩm tinh khiết nguyên chất với giá rất rẻ. Và không ít người mua đã tin rồi mua rất nhiều vì căn bản rất khó có thể đánh giá chất lượng và độ tinh khiết của nó bằng mắt thường.
Những sản phẩm kém chất lượng này tạo ra từ các chất tạo mùi rất độc đối với cơ thể như aceton, toluen, focmaldehit…nếu sử dụng các đồ “dỏm” một thời gian, có thể gây nhiều triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, mất tập trung, mất ngủ…
Càng tiếp xúc lâu với những tinh dầu này, người dùng có thể mắc các bệnh về đường hô hấp (điển hình như hen suyễn thứ phát), bệnh về da (dị ứng da). Nặng hơn là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây kích động, rối loạn hoạt động cơ… Đặc biệt, nếu độc tố tích tụ thời gian dài có nguy cơ dẫn đến ung thư.
Để chủ động ngăn ngừa những tác động xấu đến bản thân, giờ đây bạn có thể làm tinh dầu ngay tại nhà. Vừa an toàn lại tiết kiệm.
Hướng dẫn làm tinh dầu đơn giản tại nhà |
Trước hết, để làm tinh dầu tại nhà, chúng ta ưu tiên sử dụng phương pháp chưng cất bằng hơi nước vì không tốn quá nhiều chi phí nhưng lấy được nhiều tinh dầu nhất.
Bạn dùng các vật dụng có sẵn như nồi, bếp điện, bếp gas, dây ống nước… và tự chế thêm một vài món nếu cần.
– Rửa sạch nguyên liệu. Băm/xay nhỏ hoặc đập dập nguyên liệu nhằm tăng hiệu suất lấy tinh dầu. Sau đó cho vào nồi đã đổ sẵn nước, đun sôi.
– Phần nắp nồi bạn nên chế thêm bằng cách tạo nắp hình nón và gắn vào đó ống dẫn hơi ra ngoài. Nếu không làm được, bạn có thể sử dụng ấm nước có vòi, thay cho nồi nấu.
– Khi đun sôi, nước sẽ bốc hơi, hơi nước đi qua nguyên liệu và bám lấy nguyên liệu bay qua ống dẫn
– Ống dẫn đặt vào bình thủy tinh ngưng tụ bên ngoài. Bình này bạn ngâm vào nước đá tạo điều kiện để ngưng tụ dễ dàng hơn. Tinh dầu và nước sẽ tách thành 2 lớp riêng biệt. Lúc này, chỉ cần hút nước ra sẽ có tinh dầu nguyên chất để dùng.
Sau khi có trong tay tinh dầu tinh khiết. Bạn cũng cần nắm rõ các cách dùng tinh dầu sao cho phát huy công dụng của chúng. Hãy đọc tiếp phần tiếp theo nhé!
Sử dụng tinh dầu đúng cách |
1. Hít trực tiếp với khoảng cách thích hợp
Đặt tinh dầu ở khoảng cách ngang tầm ngực rồi ngửi nhẹ. Sau đó từ từ di chuyển dần đến gần mũi hơn. Hít sâu rồi thở tạo cho bạn cảm giác dễ chịu, sảng khoái.
Khi hít vào mũi, các phân tử tinh dầu dạng hơi sẽ tương tác với não bộ và khứu giác để phát huy tác dụng. Các phân tử tinh dầu di chuyển qua mũi, miệng rồi đi sâu vào phổi, tương tác với cơ quan hô hấp.
2. Cách dùng tinh dầu bằng tay
Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay rồi chà xát hai tay lại với nhau rồi khum hai bàn tay lại đặt vào mũi. Tương tự như cách sử dụng tinh dầu bằng việc hít trực tiếp, bạn cũng nên hít vào thở ra nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, cần tránh tinh dầu tiếp xúc gần mắt. Nếu vô tình tinh dầu dính vào mắt, bạn hãy nhanh chóng lấy dầu oliu để làm loãng tinh dầu. Tuyệt đối không lấy nước rửa.
3. Nhỏ tinh dầu vào muối
Bạn hãy đổ một ít muối biển hoặc muối Epsom khoảng chừng 1 nhúm tay rồi cho vào 10–15 giọt tinh dầu yêu thích. Sau đó, hãy đặt chúng bên cạnh giường ngủ hoặc chỗ nghỉ ngơi của bạn. Vì muối có có khả năng làm chậm tốc độ bay hơi của tinh dầu nên bạn sẽ ngửi được mùi thơm tinh dầu lâu hơn bình thường.
5. Xông hơi với tinh dầu
Tiếp theo, bạn có thể nhỏ một ít tinh dầu vào chậu nước nóng rồi đưa mặt lại gần vào mặt nước để xông. Bạn hãy lưu ý không dùng nước quá nóng và phải nhắm mắt trong lúc xông vì hơi nước tinh dầu có hại cho mắt. Hơi nước hòa vào tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với da mặt giúp thông thoáng lỗ chân lông. Chúng đi sâu vào cổ họng, mũi và đường máu.
6. Sử dụng tinh dầu để massage
Đầu tiên, không cần pha loãng mà có thể dùng tinh dầu thoa trực tiếp lên da. Hoặc có thể pha tinh dầu bằng những loại dầu nền (dầu hữu cơ) như hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu ô liu để pha loãng.
Tiếp đến, massage nhẹ nhàng dọc theo các đường huyệt giúp lưu thông máu. Nếu muốn thực hiện cho trẻ nhỏ, tốt hơn hết bạn cũng cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sỹ có nên pha loãng tinh dầu hay không.
Còn về người lớn, massage tinh dầu giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon hơn.
9. Ngâm mình với tinh dầu
Muốn tận hưởng trọn vẹn cảm giác dễ chịu, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm và đổ thêm một ít sữa hoặc dầu dừa. Việc làm này vừa giúp bạn dễ dàng hấp thụ các loại dầu qua da, tinh thần càng thư giãn gấp bội.
Việc bạn cần làm là ngâm mình thoải mái trong bồn và tận hưởng sự yên bình ấy. Xóa bỏ mọi mệt mỏi sau một ngày dài.
10. Khuếch tán tinh dầu trong không khí
Cuối cùng, một cách dùng được nhiều người sử dụng nhất chính là dùng máy khuếch tán tinh dầu để lan tỏa mùi hương thơm mát, khử mùi hiệu quả của những loại tinh dầu. Nhất là phòng máy lạnh rất dễ ám mùi. Bật máy khuếch tán cùng loại tinh dầu yêu thích là cách khử mùi hôi trong phòng máy lạnh nhanh và hiệu quả nhất. Còn đuổi, diệt được côn trùng như muỗi, gián, kiến,…giúp bạn nữa đấy!
Chào các bạn, Mình là người sáng lập lên website vườn xanh Lina
Được người anh trai trong ngành Công nghệ sinh học truyền đam mê về chiết suất tinh dầu mình đã tạo nên website này với mục đích mang cho đọc giả hiểu biết hơn về tinh dầu công dụng và cách sử dụng nó. Bên cạnh đó tạo thêm những kiến thức bổ ích do chính mình đã trải nghiệm quan sát và học được giúp gia đình bạn thư giãn sống trọn vẹn hơn.