Tưởng rằng lá cây chỉ là một bộ phận của cây, nhưng…không phải!
– Lá cây là mỹ phẩm tự nhiên giúp bạn trẻ, đẹp hơn
– Lá cây là dược liệu có khả năng tăng cường sức khỏe
– Lá cây trong ăn uống là gia vị tinh túy
Vậy, loại lá nào lại có những công dụng vô cùng hữu ích như thế nhỉ?
Không còn xa lạ với nhiều người, chính lá bạc hà là loại lá thần kỳ được nhắc đến hôm nay.
Song song với việc cái tên dù đã quen thuộc, sự hiểu biết về lá bạc hà lại còn rất hạn chế. Để tận dụng hết những lợi ích mà loại lá này mang lại. Việc bạn cần làm lúc này là đọc bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những thông tin có ích cho mình.
Mục lục bài viết
1. Lá bạc hà là cây gì?
– Trong khoa học, bạc hà có tên là: Mentha arvensis, họ hoa môi Lamiaceae.
– Tên tiếng Anh: Mint.
– Có nguồn gốc từ các nước Châu Âu và Trung Đông. Người La Mã, Do Thái, Ai Cập, Nhật Bản và Trung Quốc là những dân tộc đầu tiên biết sử dụng loại lá cây này. Dựa theo các tài liệu lịch sử, cho rằng cây bạc hà đã được biết đến cách đây 2000 năm.
a. Đặc điểm của cây bạc hà
Cây bạc hà là cây thân thảo sống lâu năm. Màu sắc thường là màu xanh hoặc tím nhạt. Lá hình dạng trứng, mép có răng cưa. Nơi sống yêu thích của cây bạc hà là những vùng đất xốp, tốt nhất là đất sét có nhiều mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm
Ở nước ta có những cây này thường mọc hoang ở miền núi, tập trung ở khu vực đất ẩm, mát. Và ngày nay, với việc đổ bộ của hạt giống, chúng được trồng khắp mọi nơi trên cả nước. Miễn là đáp ứng đủ điều kiện là cây bạc hà phát triển rất nhanh.
b. Các thành phần có trong bạc hà
Từ việc mổ xẻ và nghiên cứu lá bạc hà, các nhà khoa học đã cho thấy có chứa rất nhiều tinh dầu trong lá bạc hà. Hầu hết là menthol. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt chất khác tạo mùi hương đặc trưng và mùi vị cay cay, the mát.
Để phân tích sâu hơn về thành phần có trong lá bạc hà, bạn hãy đọc tiếp…
c. Hàm lượng dinh dưỡng trong lá bạc hà
Lượng nhỏ các dưỡng chất và khoáng chất bên trong lá bạc hà như kali, phốt pho, canxi, magie, vitamin C, sắt và vitamin A. Lá bạc hà chứa lượng calo rất thấp – từ 25g lá tươi chỉ có 4g calo. Lá tươi cũng chứa cả protein và chất béo nhưng không đáng kể, ngoài ra cũng chỉ chứa một ít carbohydrate. Một khẩu phần 25g lá bạc hà cho ra tổng cộng 1g carbohydrate (trong đó đã bao gồm cả 0,5g chất xơ).
2. Tác dụng bất ngờ của lá bạc hà
Với những thành phần hóa học hoàn toàn có lợi cho con người như thế. Chắc chắn không ít lần, bạn dễ dàng bắt gặp các món đồ uống có bạc hà, kẹo bạc hà, tinh dầu bạc hà,…đúng không?
Được ứng dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực từ thực phẩm đến hóa mỹ phẩm, bạn có bao giờ tự hỏi lá bạc hà có những tác dụng như thế nào?
Hãy đi tìm câu trả lời ngay bên dưới…
2.1. Lá bạc hà chống viêm
Lá bạc hà chứa chất chống viêm và chống oxy hóa được gọi là axit rosmarinic. Loại axit này đã được nghiên cứu để đưa ra khẳng định nó có khả năng chống dị ứng cho mùa gây ra. Thay thế các viên thuốc Tây và kháng sinh độc hại, đây sẽ là một phương pháp trị bệnh hiệu quả thuần tự nhiên nhất.
2.2. Lá bạc hà trị cảm lạnh thông thường
Bởi vì menthol là thành phần chính trong lá bạc hà. Mặt khác, menthol lại có ý nghĩa làm tan đờm và niêm dịch, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn. Menthol cũng có tác dụng trong việc điều trị viêm họng. Làm dịu và giảm sưng tấy bên trong vòm họng. Từ lâu đã được ông cha đi trước sử dụng trà nóng kết hợp với lá bạc hà.
2.3. Hỗ trợ giảm chứng khó tiêu và đầy hơi
Lá bạc hà vốn dĩ là một loại thảo mộc có tính dịu nhẹ. Nhờ thế, nó được dùng nhiều trong các trường hợp khó tiêu và khó chịu dạ dày. Theo đó, các thành phần có trong bạc hà giúp tăng dịch tiết ra ở túi mật và giúp mật lưu thông tốt hơn. Điều này thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Đồng thời lá bạc hà còn hỗ trợ duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định.
Nếu bạn bị đầy hơi và chướng bụng? Đừng lo, sử dụng một ít lá bạc hà vào bình trà ấm chính là một liều thuốc thiên nhiên hiệu quả để xua tan những cơn đau đang đánh lô tô trong bụng bạn đó!
2.4. Lá bạc hà xoa dịu triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Các nghiên cứu tại Đại học Harvard, Mỹ đã nhận thấy rằng công dụng tinh dầu bạc hà đem lại hiệu quá đối với những người thường xuyên có hội chứng ruột kích thích.
Trong một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2011, 76% bệnh nhân mắc hội chứng IBS được cho uống viên nang dầu bạc hà 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện đáng kể, toàn bộ bệnh nhân giảm được 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.
2.5. Ngăn ngừa loét dạ dày
Một nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh menthol có hiệu quả giúp bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethanol. 2 chất có trong bia và thuốc giảm đau. Do đó, lá bạc hà đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày do việc sử dụng bia và thuốc giảm đau trong thời gian dài.
2.6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Hãng kem đánh răng nổi tiếng Closeup đã sản xuất sản phẩm kem đánh răng có chứa bạc hà the mát. Chính bởi vì tinh dầu bạc hà có khả năng chống vi sinh vật tự nhiên và có tác dụng giúp hơi thở luôn thơm mát. Nếu bạn không muốn dùng kem đánh răng chứa bạc hà, bạn có thể dùng trà ngâm bạc hà để súc miệng hoặc nhai lá bạc hà để sát khuẩn khoang miệng.
Những chiếc lá nhỏ bé là thế, nhưng lại chứa hàm lượng tinh dầu rất cao. Bạn sẽ vô cùng hối tiếc khi không thể sở hữu loại tinh dầu tinh khiết nguyên chất này. Tôi tin rằng, bạn luôn muốn bản thân và gia đình có một cơ thể khỏe mạnh, phải không?
Nhưng việc dùng lá tươi hay chế biến sẽ không thể giữ nguyên hàm lượng 100%. Và như thế, làm sao bạn có thể phát huy hết công dụng của lá bạc hà như vừa liệt kê ở trên?
Tuy nhiên, chỉ với sản phẩm tinh dầu, sẽ đảm bảo cho bạn 2 điều
– Một là toàn bộ thành phần có lợi được bảo toàn
– Hai là không bỏ sót bất kỳ công dụng nào của lá bạc hà
Vậy thì tại sao bạn không đọc tiếp để biết cách làm tinh dầu đơn giản ngay tại nhà?
3. Cách làm tinh dầu bạc hà đơn giản dễ thực hiện
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Tốt nhất là nên hái lá bạc hà vào sáng sớm và vào giai đoạn khi cây bắt đầu nở hoa
– Nồi sạch
– Lọ thủy tinh có nắp đậy kín
– Một tấm vải mỏng
– Dầu nền: oliu, dầu dừa,…
Cách thực hiện:
+Bước thứ nhất: Rửa sạch và phơi khô lá bạc hà
– Ngâm lá bạc hà vừa hái trong nước lạnh từ 5-10 phút rồi rửa sạch. Làm cẩn thận để lá không bị rách và tinh dầu không bị thất thoát.
– Không phơi lá trực tiếp dưới nắng gắt, mà nên trải lá thông thoáng rồi để nơi khô ráo, tránh gió. Phải chờ tới khi lá thật sự héo, khô nước rồi đem qua bước tiếp theo.
+ Bước hai: chiết xuất tinh dầu bạc hà
Bạn dùng một cái chày hay thìa để nghiền lá, mục đích là giải phóng tinh dầu. Chú ý làm nhẹ, đừng đè mạnh, lá nát dễ làm tinh dầu bị đắng và khó lọc.
– Cho lá một chiếc thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Đổ dầu nền ngập lá. Đậy nắp lại, vặn chặt và lắc đều để tinh dầu hòa quyện với dầu nền. Không cần cho quá nhiều dầu nền vì có thể làm loãng tinh dầu bạc hà.
– Bảo quản lọ tránh ánh nắng mặt trời, và chờ đợi trong 24-48 giờ.
+ Bước 3: Lọc tinh dầu
– Sau 24-48 giờ, mở nắp và đặt miếng vải lên miệng bình, dùng dây buộc cố định. Từ từ đổ tinh dầu sang lọ thủy tinh thứ hai.
Lọ tinh dầu thương hiệu handmade có thể sử dụng từ 3-6 tháng. Chỉ cần bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng và luôn đậy nắp sau mỗi lần sử dụng. Khi phát hiện tinh dầu bạc hà có mùi hắc hoặc chuyển màu thì bạn dừng sử dụng nhé!
4. Ý nghĩa của lá cây bạc hà
Khó để phủ nhận những lợi ích mà lá bạc hà mang lại. Vì thế mà ngày nay, rất nhiều nơi trồng cây bạc hà không chỉ để sử dụng mà còn vì những ý nghĩa mà nó mang lại. Những chậu cây bạc hà nhỏ với mùi hương thanh mát, dịu nhẹ lan khắp không gian cho bạn một tinh thần thư thái, dễ chịu. Ngoài ra bạn có thể biếu tặng bạn bè, người thân với ý nghĩa của lá bạc hà là “sung túc, hội tụ”. Những chiếc lá mọc xum xuê mang cảm giác đủ đầy, với hàm ý mong muốn người nhận được cũng sẽ có một cuộc sống mãnh liệt, xanh mướt và sung túc như những cây bạc hà này.