Củ gừng đã quá đỗi quen thuộc với biết bao người dân Việt. Nhưng nhiều người lại chưa biết hết về công dụng của gừng cũng như làm thế nào để sử dụng gừng tươi đúng cách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu gừng có tác dụng gì nhé!
Mục lục bài viết
1. Công dụng tuyệt vời của gừng
a. Chữa cảm mạo
Gừng là phương thuốc dân gian hữu hiệu trong việc chữa khỏi cảm, sốt. Gừng có vị cay, tính ấm. Hòa cùng nước ấm để xông hơi, ngâm chân có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi. Ngoài ra còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm tăng nhiệt độ cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus liên quan về đường hô hấp. Hơn nữa, từ xa xưa, ông bà đã biết dùng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm cho người bị cảm lạnh. Ngày nay, ngoài cách làm trên, mọi người sử dụng gừng và tinh dầu gừng tiêu đờm. Bài thuốc tự nhiên nhưng cực kỳ hiệu quả khi điều trị tại nhà các bệnh về đường hô hấp như cảm mạo, ho, viêm phế quản.
Trong dân gian, củ nén cũng là bài thuốc quý. Cùng tìm hiểu loại củ thần dược này tại đây.
b. Điều trị một số bệnh về tiêu hóa
Gừng còn được dùng như là phương thức làm giảm buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày… Củ gừng và tinh dầu gừng khắc phục tốt nhất chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Thay vì dùng gừng tươi nguyên chất, nhiều người tìm đến trà gừng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Bạn nên xem chi tiết tinh dầu gừng có tác dụng gì
Ngoài việc tìm đến gừng mỗi khi bị bệnh, sử dụng lượng gừng vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu.
c. Gừng chống viêm
Gừng chống viêm hiệu quả nhưng không gây loét dạ dày như các loại thuốc chống viêm khác. Vì thế rất nhiều loại thuốc viêm khớp hiện nay đều có chứa những thành phần chiết xuất từ gừng. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Bên cạnh đó, tác dụng chống viêm của gừng cũng có ích khi muốn phòng ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, áp xe nướu… Thường xuyên làm một tách trà gừng nóng vào buổi sáng hoặc súc miệng bằng nước gừng để bảo vệ răng miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng.
d. Chống say tàu xe, giảm ốm nghén
Say tàu xe dùng gừng hay giảm các triệu chứng ốm nghén chỉ với vài lát gừng nhỏ được đánh giá là khá hiệu quả. Gừng có tính thăng, vị cay tính ôn ấm giúp làm nóng cơ thể và giảm cơn say tàu xe, máy bay. Chị em phụ nữ bầu bì sử dụng gừng sẽ làm giảm chứng buồn nôn ốm nghén khó chịu.
e. Xua tan stress, giảm đau đầu
Gừng còn là vị thuốc quý giảm đau đầu, giải tỏa tinh thần, giải quyết dứt điểm cảm giác chóng mặt, bồn chồn và lo lắng…Song song với những tác dụng từ bên trong, mùi hương của gừng giúp bạn phấn chấn hơn.
f. Hỗ trợ giảm đau lưng, đau vai
Chứng đau lưng, đau vai gáy gặp phổ biến ở những người ít vận động lại ngồi nhiều, đặc biệt là người già. Và vị thuốc thiên nhiên gừng làm giảm nhanh các cơn đau nhức này. Hỗ trợ cơ bắp được thoải mái, thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
g. Hỗ trợ giảm cân đốt mỡ
Nạp quá nhiều calo dẫn đến dư thừa chất, gây nên tình trạng béo phì, tăng cân là nỗi ám ảnh của nhiều người. Gừng được cho là tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất. Điều này có ý nghĩa to lớn khi bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Cơ thể sẽ tích cực lấy nguồn năng lượng dư thừa, đốt cháy mỡ nhanh và nhiều hơn. Một liều gừng mỗi ngày vào buổi sáng thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả.
2. Dùng gừng đúng cách tối ưu hiệu quả
Ngoại việc gừng là gia vị thơm ngon được dùng nhiều trong các món ăn. Gừng là bài thuốc có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, dùng gừng đúng là “thần dược”, dùng sai cách sẽ thành “thuốc độc”. Rất nhiều người vẫn chưa biết cách dùng gừng hiệu quả, đôi khi đang vô tình hủy hoại sức khỏe của mình.
Sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn thấy làm thế nào để dùng gừng đúng cách.
a. Cách làm nước gừng truyền thống
Nguyên liệu: nước nóng, gừng, mật ong
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị một cốc nước nóng già
– Thêm 4-6 lát gừng mỏng không gọi vỏ
– Cho thêm 1 – 2 muỗng mật ong và thưởng thức.
Cách dùng: Bạn nên uống nước gừng ngay khi còn nóng, uống chậm và nên uống vào mỗi buổi sáng đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Mách nhỏ: Để không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị nước gừng vào buổi sáng, thì bạn nên nấu nhiều nước gừng mật ong rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản bằng tủ lạnh dùng trong 3 ngày. Khi cần dùng, chỉ việc hâm nóng lại.
b. Cách làm trà gừng đường trắng
Nguyên liệu chuẩn bị: Gừng tươi, trà túi lọc, nước nóng và đường phèn
Cách thực hiện:
– Cạo sạch vỏ gừng rồi rửa sạch với nước. Sau đó nạo chúng thành những sợi nhỏ.
– Cho trà túi lọc vào nước nóng đun sôi. Tiếp đến cho gừng vừa nạo nhỏ vào và chờ khoảng 10 phút.
– Sau khi để gừng ngâm một lúc trong nước trà nóng, bạn cho tiếp đường trắng vào và khuấy đều để đường và gừng hòa quyện vào nhau.
Cách dùng: Cho trà bớt nóng và uống. Nếu là lần đầu uống loại trà kiểu này, bạn sẽ có cảm giác hơi khó uống. Vì thế nên uống từ từ để cảm nhận hương vị tuyệt vời này.
Mách nhỏ: Hãy điều chỉnh lượng đường và gừng phù hợp. Không nên cho gừng hay đường phèn nhiều quá. Bởi nhiều gừng thì vị sẽ cay nồng khó uống. Còn nhiều đường thì vị ngọt gắt làm mất đi hương thơm của trà gừng.
c. Công làm trà gừng, chanh, mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng tươi, nước lọc, trà túi lọc, chanh, mật ong.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch gừng và cắt thành từng lát mỏng
– Đun sôi nước lọc trong một nồi nhỏ. Khi nước sôi thả các lát gừng vừa cắt vào. Để lửa nhỏ trong 10 phút
– Sau 10 phút, bạn tắt bếp và rót nước gừng ra một chiếc cốc. Tiếp đến cho túi trà vào và để trong 5 phút.
– Sau đó vắt ½ quả chanh( lọc vứt hạt) và 1-2 thìa mật ong(tùy vị của bạn) và khuấy đều
Cách dùng: Thưởng thức cốc trà gừng ngay khi còn nóng. Uống từ từ để cảm nhận mùi thơm của gừng quyện với hương vị của chanh và mật ong.
3. Lưu ý quan trọng khi dùng gừng
Mặc dù công dụng của gừng với sức khỏe là rất tốt và không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng một cách tùy tiện. Bởi nếu sử dụng quá liều, đôi khi sẽ gây phản tác dụng.
– Nên dùng ít hơn 5g gừng mỗi ngày.
– Trà gừng chỉ nên được dùng vào buổi sáng. Tuyệt đối không uống vào buổi tối, ban đêm
– Phụ nữ mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, không nên sử dụng trà gừng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
– Không nên sử dụng trà gừng khi đang uống thuốc điều trị bệnh vì dễ gây phản ứng ngược lại. Gây nguy hiểm đến cơ thể