Tràm hay cây tràm là cái tên không quá xa lạ đối với bất cứ ai. Nhất là tinh dầu tràm thật đỗi thân quen. Nhưng để hiểu đúng về cây tràm thì lại chưa có nhiều người biết đến. Ngay cả tôi cũng từng nhầm lẫn và chưa phân biệt được rõ ràng cây tràm là gì. Vậy thì hôm nay, hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết về cây tràm hữu ích này nhé!
Mục lục bài viết
I. Hiểu đúng về cây tràm
1. Cây tràm là gì?
Trong dân gian, cây tràm được biết đến với tên gọi là cây chè đồng, cây khuynh diệp hay bạch thiên tầng. Dựa trên các tài liệu khoa học, loài cây này thuộc chi Tràm (tên khoa học là Melaleuca), nằm trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Tên tiếng Anh của cây tràm là gì? Trong tiếng Anh, cây tràm là Melaleuca. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, những tên gọi này không còn xa lạ. Tuy vậy với mỗi người dân, thì cái tên Tràm lại được nhắc đến nhiều hơn.
Nhưng bạn cần hiểu rõ từ “cây tràm” là cách mà mọi người gọi chung cho các loại cây tràm hiện nay. Nó có rất nhiều loại, người sản xuất sẽ lấy thân, cành hoặc lá để dùng vào từng mục đích sử dụng.
Hãy đọc tiếp để biết được liệu bạn có đang sử dụng đúng loại cây tràm nguyên chất hay chưa?
2. Có bao nhiêu loại cây tràm?
Dựa trên sự khác nhau về cây thân bụi và cây thân gỗ, cây tràm được phân ra làm nhiều loại. Sự thật là thực tế đang có hơn 220 – 236 loài. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ chỉ giới thiệu cho bạn những loại đang được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam.
Với từng loại, sẽ có đặc điểm nhận dạng khác nhau. Tương ứng với công dụng không giống nhau. Trước khi đi sâu vào phân tích về hình dạng và ứng dụng, hãy cùng tôi liệt kê xem có bao nhiêu cây tràm hiện nay:
- Cây tràm gió
- Cây tràm trà
- Cây tràm ta
- Cây tràm lai
- Cây tràm bông vàng
- Cây tràm liễu
II. Phân biệt cây tràm để tránh nhầm lẫn
1. Cây tràm gió
Tên khoa học của tràm gió là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc chi tràm Myrtaceae. Tràm gió thuộc loại cây lân sản.
Đặc điểm
Chiều cao của cây tràm gió từ 15 – 25m. Nhìn bên ngoài, vỏ cây màu xám nâu hoặc trắng gồm nhiều lớp. Màu hoa chủ yếu là trắng hoặc xanh lá. Giai đoạn cây non, thân vỏ bóng mượt, nhưng khi trưởng thành, tạo thành lớp vỏ sần sùi. Lá cây có chiều dài trung bình từ 40 – 140mm, rộng 7,5 – 60 mm. Hình dạng thon dài 2 đầu. Hoa tập trung ở cuối cành cây. Cây vẫn có quả với đường kính mỗi quả là 2-2,8 mm.
Công dụng
Sở hữu thân gỗ to lớn. Tràm gió được tận dụng làm nguyên liệu than hoặc bột giấy. Phần lá cây tràm gió chứa nhiều tinh dầu có ích. Được thu hoạch và áp dụng vào quy trình sản xuất dược liệu
2. Cây tràm trà
Đặc điểm
Cây tràm trà thuộc giống cây thân gỗ. Có chiều cao từ 2 tới 30m. Phần lá sẽ có hình trứng hoặc mũi mác. Với độ dài tầm khoảng 1 – 25cm, rộng 0.5 – 7cm. Màu lá đậm hơn so với cây tràm gió. Đó là màu xanh lục sẫm hoặc xanh xám. Hoa mọc tập trung thành cụm dày, dọc theo hình dáng của thân. Màu hoa đa dạng từ trắng tới vàng, hồng, đỏ nhạt hay ánh lục.
Công dụng
Nhờ lá cây có lượng tinh dầu lớn. Mà điều hấp dẫn ở đây là tinh dầu này hỗ trợ điều trị hiệu quả mụn, vết côn trùng cắn trên da. Ngoài ra mùi thơm dịu nhẹ mang lại cảm giác thư thái cho người sử dụng. Thế nên cây tràm trà có giá trị điều chế tinh dầu nguyên chất.
c. Cây tràm ta (tên gọi khác: Tràm lá ngắn)
Tràm ta theo từ điển khoa học gọi là Melaleuca cajuputi Powel. Dân địa phương thường gọi là tràm cau hay tràm lá ngắn.
Đặc điểm
Là loại cây thân gỗ với chiều cao trung bình. Vỏ cây màu trắng và bong tróc thành từng mảnh. Hoa mọc thành chùm với màu sắc trắng nhẹ. Tràm ta có sức sống mạnh, điển hình là có thể trong nước ngập mặn suốt 6 tháng, nước sâu từ 50 – 100cm. Với lợi thế mọc thẳng tán thưa nên có thể trồng dày đặc từ 10.000 – 20.000 cây một hecta.
Công dụng
Phần lớn tràm ta được dùng để thi công gia cố nền đất yếu. Giảm tình trạng sạt lở, nghiêng, lún khi con người sinh sống và sử dụng. Thường cây tràm ta được trồng sau khoảng 3 – 5 năm mới thu hoạch.
3. Cây tràm úc (Tràm lai)
Không có sự khác biệt nhiều so với tràm ta. Cây tràm úc là loại được lai tạo giống. Với mong muốn tăng khả năng phát triển hơn, tăng năng xuất. Melaleuca leucadendra L là tên khoa học của loại tràm này.
Đặc điểm
Tràm úc phát triển mạnh mẽ với sức sống khoẻ. Cành lá hơi rủ xuống. Khác với tràm ta là phiến lá tràm úc to và dày hơn. Vỏ cây không mịn mà nứt ra thành nhiều mảng lớn khi cây trưởng thành. Hoa màu trắng có nhiều tia nhị.
Công dụng
Phần thân gỗ dày lớn với tỉ trọng tới 730 – 750kg/m3. Chịu nước và nấm mục rất tốt. Tận dụng khả năng này mà các công trình gia cố nền đất tại miền Nam đều sẽ dùng đến cây tràm úc. Không chỉ đem lại hiệu quả cao, mà chi phí cho cọc bê tông cốt thép được tiết kiệm tối đa.
4. Cây tràm bông vàng
Còn được biết đến với tên gọi khác là keo lá tràm. Trong khoa học được đặt tên là Acacia auriculiformis. Vì là cây thuộc chi keo nên thường được nhắc đến với cái tên keo lưỡi kiếm
Đặc điểm
Cây tràm bông vàng có kích thước to lớn. Có thể cao lên tới hơn 30m. Thân cành mọc thấp và phân tán rộng. Vỏ cây nâu xám, có đường rạn dọc. Lá cây có hình cong dạng lưỡi liềm, kích thước trung bình rộng 3 – 4cm, và dài 6 – 13cm.
Công dụng
Tràm bông vàng không giống như những loại tràm khác vì nó còn có thuộc tính thuộc cây họ đậu. Vậy với đặc điểm như thế, thì cây tràm bông vàng có lợi ích gì? Dĩ nhiên nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tự tổng hợp được đạm, cải tạo môi trường đất và chống xói mòn. Do phần rễ của cây có nhiều nốt vi khuẩn rễ. Đặc biệt hơn, tràm bông vàng còn phủ xanh đồi trọc, nâng cao môi trường sống. Hơn nữa, đây còn là nguồn nguyên vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp bột giấy, đồ thủ công mỹ nghệ,…
5. Tràm liễu
Tràm liễu được nhắc đến với tên gọi khác là tràm bông đỏ. Được các nhà khoa học đặt tên là Callistemon citrinus, thuộc họ Myrtaceae.
Đặc điểm
Cây có chiều cao vừa phải 7 – 8m. Cành cây to nên thường rũ xuống đất. Hoa tập trung ở ngọn cành và có màu đỏ. Lá thon, màu sắc biến đổi từ tươi sang đậm trong quá trình phát triển. Bởi vì lá có chứa tinh dầu nên khi vò nhẹ, bạn có thể ngửi được mùi tinh dầu trà thơm nhẹ. Cây trà liễu đẹp ở đặc điểm nở hoa quanh năm. Không những thế hoa lại nhiều, tập trung thành vùng sắc đỏ tươi ở đầu cành rất bắt mắt.
Công dụng
Cây này khá dễ trồng. Nên được trồng làm cây cảnh ở công viên, tạo bóng mát cho trường học. Ngoài ra, cũng có thể trồng trong khuôn viên nhà. Hoặc trang trí hàng rào cũng rất thích hợp.
III. Tinh dầu tràm được làm từ gì?
Tinh dầu tràm hiện nay được làm chính từ tràm trà và tràm gió. 2 loại cây có giá trị cao về mặt kinh tế mà bạn đã quá quen thuộc trên thị trường bày bán tinh dầu ngày nay.
Nếu như tinh dầu tràm trà có ý nghĩa như là một liệu pháp kháng khuẩn tại chỗ, trị mụn trứng cá, giảm viêm nhiễm, trị nấm, bệnh ngoài da…Được rất nhiều chị em tin dùng với cái tên phổ biến hơn là Tea Tree Oil. Tinh dầu tràm trà được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, nhất là kem đặc trị trị mụn. Hỗ trợ làm đẹp da hiệu quả cao. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà tea tree oil còn được ứng dụng trong kem đánh răng, dầu gội đầu thơm mát, nước súc miệng sạch khuẩn…
Thì với tinh dầu tràm gió, hay còn gọi tắt là dầu tràm. Lại có tính ứng dụng cao trong chữa bệnh về đường hô hấp, giảm stress. Dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Dầu tràm có tác dụng gì mà lại được mẹ bỉm tin dùng đến thế? Thực tế nó có tính kháng khuẩn cao, giữ ấm được cơ thể, tránh cảm lạnh khi trẻ sơ sinh chưa có sức đề kháng cao.
Ngày nay, dầu tràm Huế là thương hiệu dầu nguyên chất, tinh khiết nhất. Nếu bạn còn băn khoăn khi không biết ở đâu bán dầu tràm uy tín. Thì không nên bỏ qua cái tên Dầu Tràm Huế. Huế là vùng đất sở hữu loại cây tràm gió đặc trưng của miền Trung. Với nghề nấu tinh dầu tràm đã có từ rất lâu đời. Trải qua hàng chục năm gia truyền, tinh dầu tràm Huế được mọi người đón nhận và tin dùng.
Chào các bạn, Mình là người sáng lập lên website vườn xanh Lina
Được người anh trai trong ngành Công nghệ sinh học truyền đam mê về chiết suất tinh dầu mình đã tạo nên website này với mục đích mang cho đọc giả hiểu biết hơn về tinh dầu công dụng và cách sử dụng nó. Bên cạnh đó tạo thêm những kiến thức bổ ích do chính mình đã trải nghiệm quan sát và học được giúp gia đình bạn thư giãn sống trọn vẹn hơn.