Dầu tràm nguyên chất có nhiều công dụng trong việc sử dụng để bảo vệ cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh, và trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, dùng dầu tràm cho bé như thế nào là đúng để phát huy hiệu quả tối đa?
Đây là câu hỏi mà mẹ bỉm sữa nào cũng băng khoăn, loay hoay tìm cách trả lời. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày các cách dùng dầu tràm và cách dùng dầu tràm trị ho cho bé dưới 1 tuổi, tại nhà, hiệu quả nhất.
Mục lục bài viết
Trước tiên các mẹ bỉm sữa nên tìm hiều qua về tinh dầu tràm.
Dầu tràm là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài. Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu. Nhờ những công dụng của tinh dầu tràm, mà nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.
Từ lâu dầu tràm nguyên chất (cách phân biệt dầu tràm nguyên chất) đã được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, ho và đặc biệt là cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
1. Dùng dầu tràm masage da chống muỗi, côn trùng đốt, dị ứng thời tiết |
Thường trẻ nhỏ rất hay bị mẫn cảm và rất hay bị dị ứng, muỗi, côn trùng đốt, làn da quá mỏng manh sẽ khiến bé dễ nỗi mẩn đỏ, phồng rộp.
Sau mỗi lần tắm cho bé xong, thay vì người lớn xịt nước hoa thì bé sẽ được các mẹ masage bằng dầu tràm.
Mẹ bỉm có thể cho một ít dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho đều sau đó masage vào các vùng ngực, cổ, nách, lưng trên cơ thể bé.
Để dầu tràm được phủ đều lên cơ thể các mẹ bỉm sữa nên thoa liên tục đến khi cảm thấy dầu đã phủ đều thì thôi, các mẹ có thể học các thao tác masage đúng cho bé trên các trang mạng để mang lại cảm giác thoải mái thư giản cho bé.
Bạn cần chú ý thêm một điều này nữa, ở đây bạn thoa đều khắp cơ thể bé chứ không phải thoa ướt đều và thoa nhiều, một lớp dầy.
Chỉ cần một lượng dầu tràm nhỏ, khi masage đều trên cơ thể bé tạo một lớp màng mỏng, tránh hiện tượng nhờn rít gây khó chịu cho bé. Và có thể chia ra thoa nhiều lần trong ngày để dầu tràm mang lại có hiệu quả cao nhất.
2. Dùng dầu tràm trị ho |
Dầu tràm có nhiều công dụng hữu ích đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hữu dụng nhất là trong vấn đề trị ho cho trẻ.
Dùng dầu tràm trị ho cho bé dưới 1 tuổi các mẹ bỉm sửa nên cho một lượng nhỏ, vừa đủ masage dầu trong lòng bàn tay, thoa đều từ trên xuống đến mông và đảo chiều ngược lại từ mông lên đến gáy, masage tản đều ra khắp lưng trẻ. Bạn có thể thoa cả vùng cổ và vừng ngực cho bé.
Chỉ cần như vậy đã có thể chấm dứt cơn ho của trẻ, trẻ có thể say giấc mà không quấy, giúp các mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Một cách khác nữa là có thể nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước tắm, sau khi tắm xong thoa dầu tràm lên gan bàn chân rồi đi tất giữ ấm chân; nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào khăn rồi quàng cổ vừa có thể giữ ấm, tránh gió vừa làm thông mũi, lọc không khí cực hiệu quả.
3. Làm sạch cơ thể và giữ ấm |
Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất mỏng manh đẽ bị dị ứng với hóa chất, nhiều trẻ mặc dù đã được mẹ chọn lựa loại sữa tắm diệu nhẹ nhất, tuy nhiên việc dị ứng với hóa chất với sữa tắm là chuyện bình thường.
Cách tốt nhất để làm sạch da cho trẻ, hết mùi mồ hôi và bụi bẩn đó chính là dầu tràm. Các tinh chất trong dầu tràm sẽ làm sạch da cho bé mà không gây dị ứng, mẩn ngứa như hóa chất trong sửa tắm, mang lại hương thơm dễ chịu.
Cách dùng rất đơn giản, thay vì thoa sữa tắm lên người trẻ hay hòa tan sữa tắm vào nước thì các mẹ bỉm hãy nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé rồi masage bé trong hỗn hợp nước – tinh dầu tràm nhé. Thực hiện 2-3 lần/tuần.
4. Tắm và massage ngừa cảm lạnh cho bé |
Để ngăn cảm lạnh các mẹ bỉm sữa cũng có thể hòa tinh dầu tràm vào nước tắm rồi tắm cho bé. Hương dầu tràm sẽ lưu lại trên cơ thể, với mùi hương này muỗi, côn trùng sẽ không dám lại gần lại mang lại mùi hương dễ chịu cho cơ thể bé.
Ngoài ra, các mẹ bỉm nhớ pha một chút tinh dầu với nước rồi thoa lên lòng bàn chân và thái dương của bé trước khi ra đường vào mùa đông nhé, sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh vào mùa này đấy.
Bất kể mùa đông hay mùa hè khi tắm cho trẻ sơ sinh bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tràm vào nước tắm.
Sau khi tắm xong lau khô xoa một ít dầu tràm vào tay và dùng tay xoa lên người bé, với cách này sẽ giúp bé giữ ấm và tránh gió hiệu quả.
5. Chống viêm mũi, họng vào mùa lạnh |
Vào mùa lạnh, với trẻ sức đề kháng rất yếu các chứng bệnh như viêm mũi, họng rất phổ biến. Làm thế nào để trẻ có thể say giấc trong mùa đông này?
Các mẹ bỉm sữa phải chuẩn bị để chống viêm mũi, họng vào mùa lạnh cho bé nào. Không gì tiện ích bằng việc dự trữ một lọ dầu tràm khi có con nhỏ, rất nhiều công dụng mà dầu tràm mang lại mà mẹ bỉm nên biết, đặc biệt nhất là công dụng chống viêm mũi, họng trong mùa đông đấy.
Sử dụng rất đơn giản, chỉ cần cho một vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay, dùng tay masage lòng bàn chân trẻ sau đó đi vớ (tất) vào cho trẻ. Với cách này mẹ bỉm không mất nhiều thời gian mà phòng viêm mũi, hộng hiệu quả cho trẻ vào mùa đông.
Khi bé bị ho hãy dùng dầu tràm xoa lên tay sau đó dùng tay xoa lên lưng, ngực và cổ của bé sẽ giúp bé đỡ ho, nếu bé ngạt mũi đừng xoa dầu tràm trực tiếp lên mũi hãy quàng cho bé một chiếc khăn để tránh gió, giữ ấm cổ và rắc dầu tràm lên khăn.
Điều này cũng có thể sử dụng để tránh gió cho bé trước khi đi ra ngoài.
6. Trị vết côn trùng cắn |
Lúc trẻ ngủ, hay trẻ chơi, mặc dù mẹ đã hết sức cẩn thận bảo vệ trẽ tránh bị côn trùng, muỗi cắn nhưng rồi đến lúc nhìn lại thì trẻ đã có vài nốt mẩn đỏ, ngứa trên người.
Khi đó, các mẹ bỉm sữa đùng lo lắng, nhanh tay lấy một vài giọt tinh dầu tràm chấm vào những vết đốt trên người trẻ vết đốt sẽ giảm sưng tấy và mản đỏ, giảm cảm giác ngứa ở trẻ giúp trẻ ngoan ngoãn chơi cho mẹ làm việc.
7. Chữa đầy bụng, khó tiêu ở trẻ |
Trẻ thường bị đầy bụng khó tiêu sẽ quấy khóc khiến mẹ bỉm không thể nghỉ ngơi, tuy nhiên các mẹ bỉm đừng lo dầu tràm có rất nhiều công dụng khi đã sẵn có một lọ tinh dầu để trị ho cho bé thì các mẹ đã có luôn thần dược trị chứng đầy bụng cho bé.
Rất đơn giản, các mẹ bỉm chỉ cần cho vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay rồi masage nhẹ nhàng vùng bụng cho bé. Nhớ là masage theo vòng tròn từ rốn ra và ngược kim đồng hồ.
8. Loại sạch vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh |
Bệnh ở trẻ không hoàn toàn do thời tiết mà còn do các loại vi khuẩn gây ra, để loại sạch các loại vi khuẩn gây bệnh các mẹ bỉm sữa có thể dùng dầu tràm đẻ pha nước tắm cho bé.
Chỉ cần cho 5ml tinh dầu tràm vào nước ấm là mẹ bỉm đã có một dung dịch tắm cho trẻ vừa làm sạch cơ thể lại vừa loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh ở trẻ.
Các mẹ bỉm chú ý, dù tinh dầu tràm dịu nhẹ tuy nhiên lúc tắm các mẹ bỉm hạn chế, không để nước bắn vào mắt trẻ.
9. Làm sạch không khí |
Thật khó tin khi tinh dầu tràm có thể làm sạch được không khí phải không các mẹ bỉm. Nhưng, điều đó là có thể.
Bằng cách xông tinh dầu, hương tinh dầu tràm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu đồng thời lọc sạch không khí mang lại cho cả mẹ và bé một giấc ngủ sâu.
Phòng bệnh cho bé khi nằm điều hòa
Trời nóng các bé thường được ngủ ở phòng điều hòa – dù mát nhưng nếu k được chăm bé đúng cách thì các bệnh về mũi họng rất dễ xảy ra – bạn hãy rắc 1 ít dầu quanh phòng, quanh gối, giường, (hoặc sử dụng đèn xông tinh dầu)… mùi dầu sẽ xông lên làm ấm mũi – dầu có tính sát khuẩn đường thở giúp cả nhà phòng và tránh bệnh. Tạo cảm giác thư thái dễ chịu dễ ngủ cho cả gia đình nhất là bé con.
Dầu tràm quả có nhiều cách dùng phải không nào. Vì vậy, các mẹ bầu sắp đến ngày cữ hãy thêm vào danh sách mua sắm để chuẩn bị chào đón bé một lọ dầu tràm đầy hữu ích nhé. Các mẹ bỉm sữa thông thái cũng cần phải biết mua dầu tràm cho bé loại nào tốt để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng dầu tràm của các mẹ?
1. Bé nuốt phải dầu tràm có bị sao không?
Đa số các mẹ đều nghe nói và biết đến công dụng của dầu tràm nguyên chất trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ như làm ấm cơ thể, ngăn ngừa các vi khuẩn lây bệnh, tránh ho, tránh gió,…. Tuy nhiên bên cạnh những công dụng hiệu quả thì điều làm các bậc cha mẹ khá lo lắng đó chính là trẻ nhỏ uống nhầm phải dầu tràm có bị sao không? Những thông tin dưới đây sẽ đưa ra các triệu chứng và cách giải quyết khi không may trẻ nuốt phải tinh dầu tràm.
Trên thực tế, dầu tràm vẫn có thể uống được nhưng chỉ áp dụng người từ độ tuổi 18 trở lên, với sức khỏe hoàn toàn bình thường không có tiền sử co giật, tim mạch,… và với một lượng tiêu thụ được tiết chế. Từ 1- 3 giọt tràm với 300ml nước ấm để ấm với công dụng tiêu trừ vi khuẩn và long đờm.
Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh việc uống nhầm phải dầu tràm hết sức nguy hiểm. Các mẹ nên cần biết về những thông tin dưới đây để hiểu và sơ cứu kịp thời cho trẻ trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Biểu hiện ngộ độc dầu tràm của trẻ khi nuốt phải dầu tràm:
+ Theo một số bác sĩ khoa nhi nếu lượng dầu tràm bé uống nhầm từ 3 – 4ml sẽ có những biểu hiện sau: bệnh nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, nôn, bụng chướng, da nhạt màu, hơi thở đầy mùi dầu tràm.
+ Đối với lượng dầu tràm uống nhầm khoảng 1 – 3 giọt mà trẻ vẫn ngủ ngon giấc, không có các biểu hiện khác thường thì các mẹ cần cho bé uống sữa để trung hòa lượng dầu tràm trong dạ dày, theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu bé khóc, nôn ói, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ can thiệp kịp thời.
Cách sơ cứu trẻ khi nuốt phải dầu tràm:
Khi trẻ nuốt nhầm phải dầu tràm, các biểu hiện của trẻ sẽ khiến các mẹ lo lắng, tuy nhiên các bậc cha mẹ không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh sơ cứu để tránh bỏ qua thời gian vàng sơ cứu – điều cực kì quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, tránh tình trạng để trẻ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, hôn mê kéo dài.
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất chính là sơ cứu làm cho trẻ nôn ra càng nhiều càng tốt lượng tinh dầu trong cơ thể, sau đó cho trẻ uống thật nhiều nước ấm, và móc họng cho trẻ nôn, với các sơ cứu này nhằm mục đích giảm tối đa lượng tinh dầu trẻ uống vào. Bên cạnh đó, bước này sẽ giúp trẻ làm sạch dạ dày và giảm bớt các chất sát khuẩn có trong tinh dầu tràm để trẻ tỉnh táo và bớt đau đường ruột.
Bước thứ hai, các mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để chữa kịp thời cũng như kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
2. Bôi dầu tràm cho trẻ bị đỏ
Một số trường hợp thường xảy ra đối với trẻ khi mẹ bôi dầu tràm lên lòng bàn tay, bàn chân và ngực cho trẻ để giữ ấm cơ thể. Nhưng sau 1 tuần, trẻ có biểu hiện rát đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân và rộp phồng ở ngực. Qua đó, các mẹ nên lưu ý trẻ đã bị dị ứng với dầu tràm.
Có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới tình trạng dị ứng đỏ ở da trẻ khi bôi dầu tràm.
+ Tùy theo cơ địa của một số trẻ, da bé nhạy cảm và có triệu chứng phản ứng lại khi tiếp xúc với dầu tràm. Các trường hợp này thường xuất hiện rất ít.
+ Nguyên nhân thứ 2: rất nhiều sản phẩm tinh dầu tràm bán trên thị trường hiện nay chỉ có 20- 30% là tràm, còn lại 70- 80% là được pha trộn từ loại tinh dầu chổi chít. Tinh dầu chổi chít giá thành rất rẻ, có màu gần giống với tinh dầu tràm, nhưng loại này có tính nóng và gây bỏng rát khi sử dụng. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu thật kĩ để lựa chọn đúng tinh dầu tràm nguyên chất.
Trường hợp phát hiện trẻ bị đỏ bỏng do sử dụng tinh dầu tràm, các mẹ không nên cho trẻ vòi nước xả và rửa vì bản chất tinh dầu không tan trong nước, nên khi rửa bằng nước lã nó vẫn còn bám trên bề mặt da. Cách xử lí tốt nhất đó chính là dung một loại dầu nên như dầu ô lưu, dầu dừa thoa nhẹ trên bề mặt da của trẻ thì sẽ giúp phục hồi và làm lành da của trẻ.
3. Dị ứng dầu tràm & Tác hại của dầu tràm
Bên cạnh những công dụng mà dầu tràm đem lại cho sức khỏe trẻ, vẫn còn những tác hại không mong muốn có thể xảy ra mà các mẹ cần nắm:
– Phát ban da: Một số trường hợp khi sử dụng sai hay mua nhầm trúng dầu tràm không nguyên chất sẽ dẫn đến tình trạng phát ban. Đối với một số trường hợp làn da của bé mềm mỏng và nhạy cảm nên các mẹ tránh dùng dầu tràm để trị chứng hăm tã. Hay với trẻ mắc bệnh chàm thì dầu tràm không được khuyến khích vì nó khiến làn da bé bị khô và kích ứng phát ban.
– Dị ứng: Trong một số trường hợp, bôi dầu tràm dẫn đến biến đổi sắc tố da. Tình trạng dị ứng dưới dạng viên da đỏ ửng với tiếp xúc nhẹ và nghiêm trọng hơn là phồng rộp.
4. Ngửi nhiều dầu tràm có sao không?
Dầu tràm Huế với thành phần 1,8 Cineol và anpha terpineol nên có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, ho. Chính vì vậy trẻ sơ sinh ngửi được.Tuy nhiên, các mẹ cho trẻ ngửi như thế nào là đúng, hợp lí: Đối với tình trạng sổ mũi ở trẻ, mẹ lấy ít tinh dầu tràm đổ ra lòng bàn tay, xoa đều rồi thoa lên lòng bàn chân, bàn tay, vùng lưng và ngực của trẻ để giữ ấm cơ thể bé. Đối với tình trạng nghẹt mũi: các mẹ lấy tinh dầu tràm ra đầu ngón tay rồi đưa trước mũi trẻ kết hợp thoa dầu tràm lên áo quần của trẻ để mùi dầu tràm xông lên mũi.
Hạn chế sử dụng quá nhiều tinh dầu tràm bôi trực tiếp ở mũi của trẻ. Nếu một số trẻ da mỏng thì dễ gây ra dị ứng đỏ và rát ở mũi, hoặc một số trẻ ngửi nhiều dầu cùng một lúc sẽ cảm thấy ghét mùi dầu tràm.
5. Bôi nhiều dầu tràm có tốt không?
Tác dụng của dầu tràm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả trong việc phòng tránh cảm lạnh, nghẹt mũi , sổ mũi và ho. Tuy nhiên sử dụng dầu tràm như thế nào cho đúng cách các mẹ cần nắm thông tin sau: đối với những ngày trời nắng nóng, việc xoa dầu tràm cho trẻ nên thực hiện hòa với nước ấm để tắm và xoa ngay sau khi tắm xong. Tránh tình trạng xoa thường xuyên cho trẻ vì tinh dầu tràm có tính nóng nên mùa nắng mồ hôi của trẻ ra nhiều kết hợp bôi nhiều dầu tràm sẽ dẫn đến dị ứng da cho trẻ. Nhưng đối với mùa mưa lạnh, thời tiết ẩm và không khí lạnh, các mẹ nên bôi cho trẻ khi thức dậy, hòa với nước tắm cho trẻ, ngay sau khi tắm xong, trước khi đi ngủ để cơ thể bé luôn được giữ ấm và tránh vi khuẩn vào mùa mưa lạnh.
Xem ngay: top #3 thương hiệu tinh dầu tràm tốt nhất ở Huế và mua ở đâu?
Chào các bạn, Mình là người sáng lập lên website vườn xanh Lina
Được người anh trai trong ngành Công nghệ sinh học truyền đam mê về chiết suất tinh dầu mình đã tạo nên website này với mục đích mang cho đọc giả hiểu biết hơn về tinh dầu công dụng và cách sử dụng nó. Bên cạnh đó tạo thêm những kiến thức bổ ích do chính mình đã trải nghiệm quan sát và học được giúp gia đình bạn thư giãn sống trọn vẹn hơn.