Cách phòng cúm cho bà bầu bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé
18469
post-template-default,single,single-post,postid-18469,single-format-standard,woocommerce-no-js,ajax_fade,page_not_loaded,,columns-4,qode-product-single-tabs-on-bottom,qode-child-theme-ver-1.0.0,qode-theme-ver-10.1.1,wpb-js-composer js-comp-ver-5.0.1,vc_responsive

Cách phòng cúm cho bà bầu bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé

phong-cum-ba-bau

Cảm cúm cứ ngỡ là bình thường nhưng lại nguy hiểm đặc biệt tới phụ nữ mang thai. Vì thế mà ngay từ khi dự định có thai, nhiều phụ nữ đã tìm hiểu cách phòng cúm cho bà bầu để sớm ngăn chặn biến chứng không mong muốn. Một khi đang mang thai mắc bệnh cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi hay tăng nguy cơ sinh non.

Những tác hại của mẹ bầu khi bị cúm ở 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng nghiêm trọng, nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé là cực kì cao. Đối với thai nhi, đây là giai đoạn bé đang dần được hình thành và bắt đầu phát triển, nếu mẹ mắc cúm vào lúc này, trẻ có khả năng cao bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, hở van tim, sứt môi,… cùng một vài khiếm khuyết khác trên cơ thể. Nguy hiểm hơn hết nếu như mẹ bầu mắc cúm kèm theo các đợt sốt cao có thể gây kích thích co bóp tử cung khiến mẹ bị sảy thai, chết lưu hoặc sinh non.

Ngoài ra, với phụ nữ mang thai, các biến chứng của cúm nghiêm trọng hơn so với những người bình thường, phổ biến nhất là viêm phổi và viêm phế quản. Bên cạnh đó, các biến chứng khác mà mẹ bầu có thể phải đối mặt có thể kể đến như viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm tai giữa, tụt huyết áp,…

Chính vì những tác hại vô cùng nghiêm trọng trên, các mẹ bầu cần hết sức cẩn thận và tìm hiểu thật kĩ những thông tin về cách phòng cúm cho mẹ bầu ở bên dưới.

1.Tiêm phòng cúm

tiêm phòng cúm mang thai

Mùa cúm bắt đầu sớm nhất vào tháng 10 và kéo dài tới cuối tháng 5 năm sau. Vì vậy thời điểm tiêm chủng ngừa cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11. Tiêm vắc xin sẽ bảo vệ mẹ và bé khỏi bị cúm trong 6 tháng khi sinh con.

Khi bạn thực hiện mũi tiêm cúm sẽ mang lại lợi ích gấp đôi vì có thể bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và thai nhi. Mặt khác, em bé sau sinh không thể tiêm mũi ngừa cúm cho tới 6 tháng tuổi. Vì thế khi bạn thực hiện tiêm phòng cúm khi mang thai, cơ thể mẹ tạo ra kháng thể rồi sau đó truyền sang thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi.

Lịch tiêm phòng trước khi mang thai

Chuẩn bị trước khi mang thai là cần thiết. Chị em nên chủ động thăm khám tại bác sỹ chuyên khoa và tiêm cúm trước khi có thai tối thiểu 1 tháng và an toàn nhất là nên cách trước khi có thai 3 tháng.

Bên cạnh cúm, bạn nên làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG của một số bệnh như viêm gan B, sởi, rubella.

Nếu đã có kháng thể nghĩa là cơ thể đã có sức đề kháng, chỉ cần tiêm cúm là đủ. Ngược lại, cần đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết khi cơ thể không có kháng thể. Vì những dị tật mà thai nhi có thể mắc phải nên hãy thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ.

Đây là những mũi tiêm mà phụ nữ trước khi quyết định có thai cần phải tiêm đó là: Sởi – quai bị – rubella, Thủy đậu, Cúm, Viêm gan B.

Phụ nữ thật khổ, quá trình mang thai đã vất vả, lại còn bị rụng tóc sau sinh. Xem chi tiết cách để tóc mọc nhanh nhất tại đây.

2. Không tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cúm

Virus gây cảm cúm có thể lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Và nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

Cảm cúm lan truyền dễ dàng vì vậy mẹ bầu cần tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm. Bên cạnh đó, để tránh bị nhiễm virus cảm cúm, mẹ bầu nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, sử dụng chất rửa tay có chất cồn, tránh chạm mũi, mắt và miệng.

Điều quan trọng nhất để ngừa cúm là áp dụng thói quen lành mạnh đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho bản thân.

Theo một số khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm phòng cúm và các loại vắc xin phòng truyền nhiễm trước khi có kế hoạch mang thai. Trong đó, thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 – giai đoạn bệnh chuẩn bị bùng phát. Tuy nhiên, có thể tiêm phòng cúm bất cứ lúc nào khi có nhu cầu phòng bệnh.

3. Một số nguyên tắc phòng cúm khi mang thai của mẹ bầu

*Súc miệng bằng nước muối: Trong thời kì mang thai, mẹ bầu thường có sức đề kháng yếu, viêm khoang miệng chính vì vậy mà dễ bị virus tấn công. Mẹ bầu phải thường xuyên súc miệng bằng nước muối để phòng cúm vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối khi đi ngủ, đồng thời súc miệng bằng nước muối tăng cường sức khỏe răng, lợi, hạn chế chảy máu nướu răng.

*Hạn chế tiếp xúc với những nơi đông người:  Thời điểm mùa cúm, các mẹ bầu nên tránh nơi đông người như siêu thị, chợ, rạp chiếu phim,… vì đây là môi trường có điều kiện lây lan bệnh cao nhất. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải tới những nơi đông người, mẹ nên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên.

* Thường xuyên dùng vitamin C:  Mẹ bầu cần phải bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm nhằm nâng cao hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất độc hại và chất oxy hóa ra ngoài. Sử dụng 1 ngày 1 ly  nước chanh/nước cam để bổ sung vitamin C trong suốt thai kỳ.

phòng tránh bệnh cúm

*Sử dụng dầu tràm thường xuyên: Cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn mang thai vô cùng yếu, thường xuyên đau nhức tay chân. Nếu trúng vào thời tiết xấu, hay trở trời sẽ dễ bị nhiễm virut cúm, chính vì vậy mẹ bầu cần thường xuyên xoa dầu tràm chân tay mỗi buổi tối. Buổi sáng hay đi đâu ra đường mẹ bầu cần xoa dầu tràm ở mũi và ngực để tránh gió cũng như giữ ấm cơ thể tránh virut, vi khuẩn xâm nhập.

*Sử dụng các thực phẩm nâng cấp đường hô hấp: Các loại thực phẩm giàu kẽm là thức không thể thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ bầu. Những thực phẩm giàu kẽm nhưu hải sản, thịt, lạc, các loại đỗ,… là những thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường phòng vệ của đường hô hấp, tăng hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.

*Hạn chế ăn đồ lạnh: Phụ nữ mang thai thường rất yếu nên có thể dễ dàng cảm cúm do cơ thể bị nhiễm lạnh bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, các mẹ nên hạn chế đồ lạnh

*Vận động nhẹ: Mẹ bầu thường xuyên thể dục với mức độ nhẹ nhàng, thường xuyên có tinh thần thoải mái, vui vẻ là cách phòng bệnh tốt nhất cho cơ thể.

*Thường xuyên ăn tỏi và hành củ sống hoặc tinh dầu tỏi cũng là cách phòng cúm khi mang thai hiệu quả mà các mẹ bầu có thể thực hiện.  Bên cạnh đó, mẹ bầu thường xuyên giữ ấm cơ thể bằng cách xoa bóp dầu tràm ở lòng bàn chân, bàn tay, ngực, đồng thời tăng khả năng tránh gió, và trở trời khi thời tiết thay đổi.

* Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Trong thời gian mang thai, chế độ nghỉ ngơi hợp lí là cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho mẹ bầu. Mỗi ngày dành 30 phút để thư giãn nghỉ ngơi, bên cạnh đó, mẹ bầu cũng thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm phòng chống cúm tốt nhất.

*Không tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn: Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh đường hô hấp của mẹ bầu. Nếu chồng hay ai đó lỡ hút thuốc trong phòng, khó bay hết mùi, cần phải tìm cách khử mùi phòng ngủ tránh bà bầu hít phải. Các chất rượu cồn sẽ khiến cơ thể bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

4. Nên làm gì nếu bị cúm khi đang mang thai?

thăm khám bác sỹ

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cúm khi đang mang thai hoặc khi vừa có thai (từ 2 tuần trở lên) thì bị cúm, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức. Nên sử dụng thuốc kháng vi-rút càng sớm càng tốt. Cúm đi kèm các triệu chứng như sau:

– Sốt hoặc thấy nóng trong người

– Ớn lạnh

– Cơ thể nhức mỏi

– Đau đầu

– Mệt mỏi, chóng mặt

– Họng đau kèm ho

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

Thuốc kháng vi-rút cần phải được bác sỹ kê đơn sau khi thăm khám đầy đủ. Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng của cúm. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc vẫn kéo dài thêm 3 đến 4 ngày sau khi có biểu hiện cúm.

Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc mà nhất định phải đến cơ sở y tế để được bác sỹ tư vấn và kê thuốc nhé!

Trên đây là những cách phòng cúm cho mẹ bầu. Trong suốt thai kì, việc giữ ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng luôn là đều quan trọng mà các bà mẹ hết sức xem trọng và cẩn thận vì cúm có thể gây nhiều tác hại cho mẹ và bé sau này.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết cùng chủ đề

ms Liên: tư vấn và đặt tinh dầu
fanpage LINA Nhắn tin facebook
Nhắn tin messenger tư vấn
tu van qua zalo Liên hệ Zalo
Trả lời thắc mắc trong 1p!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x