Đối với các bậc làm cha mẹ, sự phát triển của con rất được quan tâm và chú trọng, và đôi khi cha mẹ thường mơ hồ không biết con mình đang chậm hơn so với trẻ đồng trang lứa hay không? Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên nhớ rằng mỗi trẻ khác nhau sẽ phát triển theo các tốc độ khác nhau và có thể con bạn chưa đạt được kỹ năng nào đó trong 1 tháng nào đó, điều đó là hoàn toàn bình thường. Hãy quan tâm đến cả quá trình phát triển của trẻ, chứ không chỉ là các mốc đơn thuần.
Sau đây bài viết này sẽ giới thiệu đến cho các bạn sẽ và đang làm bố làm mẹ các cột mốc phát triển của trẻ lúc sơ sinh đến 24 tháng tuổi cũng như chu trình giai đoạn phát triển ở trẻ độ tuổi này để bố mẹ có thể có kiến thức tổng hợp trong quá trình phát triển của trẻ.
Làm thế nào để biết da trẻ sơ sinh trắng hay đen
1-2 Tháng đầu đời:
Ở những tháng đầu đời, từ 1 – 2 tháng tuổi, lúc này các cơ quan thính giác, thị giác để phát triển hoàn thiện, trẻ sẽ có những vận động thô như quay đầu sang 2 bên và giữ cổ và đầu 1 lúc khi đặt nằm sấp, xuất hiện nhận thức nhìn tay, các ngón tay và chơi đùa cùng tay của mình.
Trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi có biểu hiện tương tác theo dõi đồ vật chuyển động bằng mắt, nhận ra giọng bố mẹ và có thể ngước nhìn theo, trong giai đoạn này bé khi được bố mẹ cưng nựng sẽ tạo ra một nụ cười đáp lại như giao tiếp với bố mẹ.
Tìm hiểu: trẻ sơ sinh hay trợn mắt có sao không?
3 – 4 Tháng tuổi:
Giai đoạn từ 3 tháng tuổi, trẻ có thể vận động nắm các đồ vật chặt bằng tay hay nói bập bẹ chưa thành tiếng đôi khi trẻ bắt chước ngườ lớn khi thấy người lớn thè lưỡi. Đối với giai đoạn từ 2 – 3 tháng, bố mẹ có thể để những đồ chơi an toàn xung quanh trẻ và trẻ có thể tự khám phá chơi một mình nhằm tăng khả năng tư duy và tìm tòi của trẻ.
Bước sang giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ có những vận động thô như nân được 2 tay lên cao khi đặt nằm sấp hay vận động cơ thể với tay và các đồ vật trong tầm tay. Trẻ trong giai đoạn này, đã có nhận thức cười to thành tiếng khi được trò chuyện và biết chơi cùng mọi người xung quanh. Đôi khi các trò chơi dừng lại, trẻ tương tác bằng tiếng khóc khi không chịu.
5 – 6 tháng tuổi:
Giai đoạn chuyển qua tháng 5 – 6, trẻ đã biết lật một cách thuần thục cả 2 chiều, đôi khi còn tinh nghịch thổi bong bóng bằng miệng hoặc dùng tay lắc, kéo đồ chơi nhỏ. Giai đoạn tháng 5 trẻ đã biết đòi theo bố mẹ và khóc nếu bố mẹ đi khuất tầm mắt, chính vì vậy mà các mẹ giai đoạn này thường tránh ôm trẻ nhiêu quá để trẻ không phải đòi mẹ nhiều.
Chuyển qua giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ đã xuất hiện bập bẹ bắt chước nói theo và nhận biết khuôn mặt 1 số người thân trong gia đình.
Gia đoạn từ 5-6 tháng tuổi, bố mẹ thường xuyên trò chuyện với bé để trẻ tương tác và giao tiếp nhiều hơn, tăng khả năng nhận và kích thích khả năng bập bẹ của bé.
Đừng quen áp dụng các cách dạy con thông minh như người Nhật ba mẹ nhé!
7- 8 tháng tuổi:
Giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi, trẻ đã có những sự thay đổi lớn trong việc vận động, bé đã bắt đầu tự di chuyển bằng cách trườn, bò và học cách sử dụng các ngón tay. Đặc biệt, bé xuất hiện các dấu hiệu bập bẹ nói theo ngôn ngữ của người lớn. Bên cạnh đó, trẻ đã nhận biết và đáp lại khi mọi người xung quanh diễn tả các cung bậc vui buồn trên khuôn mặt. Từ 8 tháng tuổi trẻ đã biết chơi ú òa, biết vỗ tay hay có phản xạ với tên của mình khi được nhắc đến.
Các hoạt động này bố mẹ cần vui đùa với trẻ để bé thêm năng động và tạo thêm cho bé sự hứng thú khi tham gia. Trẻ đến giai đoạn này, bố mẹ tạo cho bé nhiều đồ chơi hơn tăng khả năng nhận biết và kích thích trẻ năng động hơn.
9 – 10 tháng tuổi
Từ 9 – 10 tháng tuổi bé đã bắt đầu học cách vịn đứng lên, bắt đầu có những hoạt động biết bốc thức ăn cho vào miệng, biết chơi trò chơi phân loại và sắp xếp đồ đạc. Đặc biệt, từ tháng 10, một số bé đã biết vẫy tay chào tạm biệt, đã bắt đầu biết sợ khi gặp người lạ và nhận biết quy luật nguyên nhân và kết quả. Giả sử nếu khóc thì mẹ sẽ đến. Giai đoạn từ 10 tháng tuổi, bé đã biết lẫy, biết đòi mẹ và có những biểu hiện đòi đồ chơi nếu không có bé sẽ khóc hay cười với những trò chơi mới và thích thú khi có những đồ chơi theo đúng sở thích của mình.
11 – 18 tháng tuổi
Từ 11 tháng – 12 tháng tuổi, bé đã biết vịn và tự đúng lên chập chững nhưng vẫn cần sự trợ giúp của bố mẹ. Đối với những bé nhạy thì tầm từ 10 tháng tuổi đã có thể can đảm bước những bước đi đầu tiên. Nhưng tùy theo từng bé, vận động bước đi chập chững rơi vào từ giai đoạn 10 – 13 tháng tuổi. Hoạt động đi đòi hỏi sức mạnh cơ bắp, và sự rắn chắc của xương, sự phối hợp cân bằng, cũng như mức độ nhất định của trưởng thành cảm xúc chẳng hạn như sự tự tin từ trẻ.
Bên cạnh đó, nhận thức của các bé trong giai đoạn này đã có những dấu hiệu đổi mới: bé đã biết giở trang sách khi bố mẹ đọc sách, biết tương tác bố mẹ khi mặc áo quần, khả năng nói được nhiều tiếng đơn giản và đặc biệt, chơi các trò chơi bắt chước người lớn như đưa điện thoại lên tai, cầm thìa thả xuống đất, và bắt đầu bộc lộ sở thích ăn uống.
18-24 tháng tuổi:
Đây là dấu mốc quan trọng nhất đối với bé và ý nghĩa nhất đối với các bậc làm cha làm mẹ.
Giai đoạn này bé đã bập bẹ những tiếng Ba, tiếng Mẹ đầu tiên, khiến bạn không khỏi xúc động vui mừng, vì con đã có một bước tiến mới. Đặc biết, nhờ có thể nói, nhờ có ngôn ngữ bé có thể bộc lộ được tư duy và tính cách của mỗi bé trong giai đoạn này để bạn có thể có nhận định về con mình và có những phương pháp và phương hướng dạy dỗ bé.
Nhưng đôi khi, ở độ tuổi này, có nhiều bé vẫn chưa nói được. Ba mẹ cũng đừng vì thế mà lo lắng, hãy tham khảo 8 cách dạy trẻ tập nói để giúp trẻ sớm hình thành ngôn ngữ.
Các bạn cũng cần nhớ rằng một số bé đạt đến những mốc phát triển trên sớm hơn các bé khác. Vì thế, bạn đừng so sánh bé nhà mình với các bé có những mốc phát triển sớm hơn, chỉ cần các bạn có phương pháp khoa học đúng cho từng giai đoạn các bé nhà bạn sẽ phát triển như mong đợi.
Các bài viết bổ ích về chăm sóc bé – mẹ hiểu bé vui
Chào các bạn, Mình là người sáng lập lên website vườn xanh Lina
Được người anh trai trong ngành Công nghệ sinh học truyền đam mê về chiết suất tinh dầu mình đã tạo nên website này với mục đích mang cho đọc giả hiểu biết hơn về tinh dầu công dụng và cách sử dụng nó. Bên cạnh đó tạo thêm những kiến thức bổ ích do chính mình đã trải nghiệm quan sát và học được giúp gia đình bạn thư giãn sống trọn vẹn hơn.